Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 22 – Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 22 – Kết nối tri thức

* Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 22 - Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong mỗi trường hợp sau:

  1. sinhtrong từ sinh thành và sinh trong từ sinh viên.
  2. trong từ bá chủ và  trong cụm từ nhất hô bá ứng.
  3. c.bàotrong từ đồng bào và bào trong từ chiến bào.
  4. d.bằngtrong từ công bằng và bằng trong từ bằng hữu.

Trả lời:

a.

– sinh trong sinh thành: được hiểu là đẻ, sinh ra và nuôi nấng, dạy dỗ thành người.

– sinh trong sinh viên: có nghĩa là người học, người làm việc trong các trường cao đẳng và đại học.

b.

–  trong từ bá chủ: được hiểu là sức mạnh của kẻ hoặc nước mạnh dựa vào vũ lực để thống trị, chi phối cả một khu vực rộng lớn, trong quan hệ với khu vực phụ thuộc nó.

 bá trong cụm từ nhất hô bá ứng: có nghĩa là trăm.  

c.

– bào trong từ đồng bào: được hiểu là cái nhau, đồng bào là cùng một bọc cha mẹ sinh ra, cùng huyết thống.

 bào trong từ chiến bào: áo mặc khi ra trận của tướng sĩ thời phong kiến.

d.

 bằng trong từ công bằng: Ngay thẳng, không thiên vị ai, ngang, đều.

– bằng trong từ bằng hữu: có nghĩa là bè bạn.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm một từ Hán Việt có yếu tố đồng âm khác nghĩa với yếu tố được in đậm trong các câu sau:

  1. Thành càngkinh ngạc mừng rỡ, vội bắt dế bỏ vào lồng.

(Bồ Tùng Linh, Dế chọi)

  1. Vào tới cung cho chọi thử với đủ thứ dếkì lạ của các nơi dâng lên như hồ điệp (dế bướm), đường lang (dế bọ ngựa), du lợi đạt (dế đánh dầu), thanh ti đầu (dế trán tơ xanh) thì con nào cũng thua.

(Bồ Tùng Linh, Dế chọi)

  1. Song trường có tính đanghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

  1. Bấy giờ chàng mới tỉnhngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

Trả lời:

Câu Từ in đậm Nghĩa Từ Hán Việt có yếu tố đồng âm khác nghĩa
a kinh (ngạc) gây kích động mạnh kinh nghiệm (kinh: trải qua), kinh đô (nơi nhà vua đóng đô)
b  (lạ) lạ, khác với bình thường kì vọng (kì: trông mong)
c (đa) nghi nghi ngờ thích nghi (nghi: thích hợp)
d (tỉnh) ngộ tỉnh, hiểu ra hội ngộ (ngộ: gặp)

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 22 - Kết nối tri thức

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một từ tìm được ở bài tập 2.

Trả lời:

  1. Kinh đô Hoa Lư được xem là vùng đất tổ của nghệ thuật sân khấu điện ảnh Việt Nam.
  2. Nam phấn đấu đạt học sinh giỏi để không phụ sự kì vọng của cha mẹ.
  3. Cô ấy dần thích nghi với công việc mới.
  4. Lâu lắm rồi lớp tôi mới được hội ngộ đông đủ.

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Những từ in đậm trong các câu sau có yếu tố Hán Việt bị dùng sai. Hãy tìm hiểu nghĩa của các yếu tố đó để chỉnh sửa.

  1. Mỗi tác phẩm văn học là chính thể, trong đó, các bộ phận có quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
  2. Trên thế giới có nhiều hình thức tổ chức nhà nước, thể hiện sự đa dạng về chỉnh thể.

Trả lời:

a.

– Chính thể: hình thức tổ chức chính trị của một nhà nước.

= > Sửa: chỉnh thể.

b.

– Chỉnh thể: là khối thống nhất, có quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau.

= > Sửa: chính thể.

Câu 5 (trang 24 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nghĩa của từ cải biên khác với nghĩa của từ cải biến như thế nào? Điều gì tạo nên sự khác nhau về nghĩa giữa hai từ đó?

Trả lời:

– Cải biên: sửa đổi hoặc biện soạn lại theo hướng mới.

– Cải biến: thay đổi, làm khác hẳn cái cũ.

=> Điều tạo nên sự khác nhau về nghĩa của hai từ đó là: do cách sử dụng yếu tố âm và vần của hai từ.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 22 - Kết nối tri thức