- Soạn bài Nội dung sách Ngữ văn 8 – Cánh diều
- Soạn bài Cấu trúc của sách Ngữ văn 8 – Cánh diều
- Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 12 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Tôi đi học – Cánh diều
- Soạn bài Gió lạnh đầu mùa – Cánh diều
- – Kết nối tri thức ngữ văn 8 cho các em học sinh và phụ huynh
- Soạn bài Người mẹ vườn cau – Cánh diều
- Soạn bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội – Cánh diều
- Soạn bài (Nói và nghe trang 33) Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội – Cánh diều
- Soạn bài Chuỗi hạt cườm màu xám – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 39 lớp 8 – Cánh diều
- Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 40 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Nắng mới – Cánh diều
- Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 46 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Đường về quê mẹ – Cánh diều
- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ – Cánh diều
- Soạn bài Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ – Cánh diều
- Soạn bài (Nói và nghe trang 54) Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống – Cánh diều
- Soạn bài Quê người – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 57 lớp 8 – Cánh diều
- Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 58 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Sao băng – Cánh diều
- Soạn bài Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ 21 – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 68 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Lũ lụt là gì ? Nguyên nhân và tác hại – Cánh diều
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (trang 74) – Cánh diều
- Soạn bài Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống – Cánh diều
- Soạn bài Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường ? – Cánh diều
- Soạn bài (Nói và nghe trang 80) Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Cánh diều
- Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 83 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 82 lớp 8 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Đổi tên cho xã – Cánh diều
- Soạn bài Cái kính – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 95 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trang 96) – Cánh diều
- Soạn bài Thi nói khoác – Cánh diều
- Soạn bài Nghị luận về một vấn đề của đời sống – Cánh diều
- Soạn bài (Nói và nghe trang 105) Thảo luận ý kiến về một hiện tượng trong đời sống – Cánh diều
- Soạn bài Treo biển – Cánh diều
- Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 108 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 107 lớp 8 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Hịch tướng sĩ (trang 109) – Cánh diều
- Soạn bài Nước Đại Việt ta – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 116 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Chiếu dời đô (trang 118) – Cánh diều
- Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ ? – Cánh diều
- Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học – Cánh diều
- Soạn bài (Nói và nghe trang 126) Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học – Cánh diều
- Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 131 lớp 8 – Cánh diều
- Soạn bài Đọc hiểu văn bản (trang 132, 133 – Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1) – Cánh diều
- Soạn bài Viết (trang 133 – Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1) – Cánh diều
- Soạn bài Nói và nghe (trang 133 – Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1) – Cánh diều
- Soạn bài Tiếng Việt (trang 133 – Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1) – Cánh diều
- Tóm tắt Tôi đi học – Cánh diều
- Bố cục văn bản Tôi đi học – Cánh diều
- Tác giả – tác phẩm: Tôi đi học – Cánh diều
- Tóm tắt Gió lạnh đầu mùa – Cánh diều
- Bố cục văn bản Gió lạnh đầu mùa – Cánh diều
- Tác giả – tác phẩm: Gió lạnh đầu mùa – Cánh diều
- Tóm tắt Người mẹ vườn cau – Cánh diều
- Bố cục văn bản Người mẹ vườn cau – Cánh diều
- Tác giả – tác phẩm: Người mẹ vườn cau – Cánh diều
- Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội (hay nhất)
- Kể lại một chuyến đi du lịch cùng gia đình
- Kể lại một chuyến đi du lịch cùng bạn bè
- Kể lại một lần đi tham quan một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử cùng bạn bè
- Kể lại một lần đi thăm quê hương, gia đình của bạn bè trong dịp nghỉ
- Kể lại hoạt động xã hội của em: hoạt động thiện nguyện
- Kể lại hoạt động xã hội của em: giúp đỡ người già neo đơn
- Kể lại hoạt động xã hội của em: tham gia vệ sinh, lao động công ích
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (hay nhất)
- Ý kiến về một vấn đề xã hội: Giúp người cao tuổi – một việc làm đẹp
- Ý kiến về một vấn đề xã hội: Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh
- Ý kiến về vấn đề xã hội: Những hành vi đẹp và không đẹp trong khi tham gia giao thông đường bộ
- Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh đầu mùa
- Ý kiến về một vấn đề xã hội: Truyền thống Uống nước nhớ nguồn
- Tóm tắt Nắng mới – Cánh diều
- Bố cục văn bản Nắng mới – Cánh diều
- Tác giả – tác phẩm: Nắng mới – Cánh diều
- Tóm tắt Nếu mai em về Chiêm Hóa – Cánh diều
- Bố cục văn bản Nếu mai em về Chiêm Hóa – Cánh diều
- Tác giả – tác phẩm: Nếu mai em về Chiêm Hóa – Cánh diều
- Tóm tắt Đường về quê mẹ – Cánh diều
- Bố cục văn bản Đường về quê mẹ – Cánh diều
- Tác giả – tác phẩm: Đường về quê mẹ – Cánh diều
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ (hay nhất)
- Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ (hay nhất)
- Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ về Mẹ
- Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ về Tình bạn
- Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ về Mùa xuân
- Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ về Môi trường
- Tập làm thơ sáu chữ bảy chữ về Quê hương
- Tập làm thơ sáu chữ bảy chữ về Thiên nhiên
- Tập làm thơ sáu chữ bảy chữ về Gia đình
- Tập làm thơ sáu chữ bảy chữ về Học tập
- Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống (hay nhất)
- Gia đình có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta
- Tình cảm quê hương quan trọng với mỗi người như thế nào
- Suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống
- Tóm tắt Sao băng – Cánh diều
- Bố cục văn bản Sao băng – Cánh diều
- Tác giả – tác phẩm: Sao băng – Cánh diều
- Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI – Cánh diều
- Bố cục Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI (chính xác nhất) – Cánh diều
- Tác giả – tác phẩm: Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI – Cánh diều
- Tóm tắt Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại – Cánh diều
- Bố cục văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại – Cánh diều
- Tác giả – tác phẩm: Lũ lụt là gì ? – Nguyên nhân và tác hại – Cánh diều
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (hay nhất)
- Giới thiệu hiện tượng núi lửa (hay nhất)
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên Sao băng
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên Nước biển dâng
- Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống (hay nhất)
- Văn bản đề nghị cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm hoặc nhà trường tổ chức cho lớp đi xem phim
- Văn bản kiến nghị về kinh doanh karaoke không bảo đảm tiêu chuẩn kĩ thuật, gây ồn ào
- Văn bản kiến nghị về việc một công trường trong khi xây dựng đã làm tắc hết các đường ống
- Suy nghĩ về hiện tượng háo danh và bệnh thành tích (hay nhất)
- Đoạn văn nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học rút ra
- Nghị luận về hiện tượng hám danh (hay nhất)
- Nghị luận về thói nói khoác (siêu hay)
- Nghị luận Hiện tượng thiếu chủ kiến khi làm việc (siêu hay)
- Suy nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu Tổ quốc (hay nhất)
- Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (hay nhất)
Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học – Cánh diều
Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học – Cánh diều
1. Định hướng
1.1. Ở Bài 4, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. Bài 5 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Các văn bản đọc trong Bài 5 đều là những bài nghị luận về một vấn đề xã hội. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) nêu lên vấn đề: thái độ và hành động của tướng sĩ trước nguy cơ xâm lược của ngoại bang. Đoạn Nước Đại Việt ta trích từ Đại cái bình Ngô (Nguyễn Trãi) khẳng định Việt Nam là nước độc lập, có nền văn hiến và lịch sử rất đáng tự hào. Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) trình bày lí do và ý nghĩa của việc dời thủ đô về đất Thăng Long. Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? (Dương Trung Quốc) nêu lên vấn đề: Làm thế nào để đất nước Việt Nam mãi trường tồn và phát triển ngày càng lớn mạnh? Để làm rõ vấn đề, các tác giả nêu lên ý kiến dẫn ra các lí lẽ và bằng chứng cụ thể.
1.2. Để viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, các em cần chú ý:
– Vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học mà bài viết nêu lên cần thiết thực và giàu ý nghĩa.
– Người viết cần thể hiện rõ ý kiến của mình về vấn đề đã nêu lên.
– Vấn đề và ý kiến của người viết phải được làm sáng tỏ bằng các lí lẽ và bằng chứng phong phú, chính xác, có sức thuyết phục,…
– Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng cần có quan hệ chặt chẽ, tập trung làm rõ vấn đề; giữa các đoạn văn trong thân bài cần có câu chuyển đoạn.
2. Thực hành
2.1. Thực hành viết theo các bước
Đề bài: Từ các tác phẩm đã học, hãy phát biểu suy nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu Tổ quốc.
- Chuẩn bị
– Đọc kĩ và tìm hiểu đề để biết các thông tin chính trước khi viết:
+ Trọng tâm cần làm rõ: các biểu hiện khác nhau của tình yêu Tổ quốc.
+ Kiểu văn bản chính: nghị luận xã hội.
+ Phạm vi bằng chứng: từ thực tế cuộc sống, từ kiến thức lịch sử và các tác phẩm thơ văn liên quan,…
– Nhớ lại những trang lịch sử oai hùng và đầy tự hào của dân tộc (sự kiện, con người,…)
– Xem lại các văn bản Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Chiếu dời đô, Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?,…trong Bài 5.
– Ghi chép những nội dung liên quan và chuẩn bị tranh, ảnh, sơ đồ, bảng biểu về các sự kiện, con người tiêu biểu (nếu có).
- Tìm ý và lập dàn ý
– Tìm ý: với đề văn nêu trên, có thể tiến hành tìm ý dựa vào cách suy luận từ khái quát đến cụ thể. Ví dụ:
+ Xác định vấn đề (ý khái quát): các biểu hiện khác nhau của tình yêu Tổ quốc.
+ Phát triển ý khái quát thành các ý lớn: yêu đất nước, con người; quý trọng văn hóa dân tộc; tự hào về lịch sử dân tộc; góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;…
+ Phát triển ý lớn thành các ý nhỏ. Ví dụ: Yêu đất nước, con người có thể là yêu làng xóm quê hương, yêu thiên nhiên, yêu gia đình và con người,…
Từ các ý đã tìm được, các em có thể trình bày bằng một sơ đồ: ý khái quát (tình yêu Tổ quốc); ý phát triển là các nhánh ý lớn và các nhánh ý nhỏ:
– Lập dàn ý: trên cơ sở các ý đã tìm được, có thể lập dàn ý theo bố cục ba phần:
Mở bài | Nêu ý khái quát: các biểu hiện của tình yêu Tổ quốc. |
Thân bài | + Yêu đất nước, con người,…+ Quý trọng văn hóa dân tộc:…
+ Tự hào về lịch sử dân tộc:…. + Góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:… |
Kết bài | Nêu ý tổng hợp: tình yêu Tổ quốc thật đa dạng, phong phú. |
- Viết
Dựa vào dàn ý, chọn một nội dung trong phần thân bài để viết bài văn: Suy nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu Tổ quốc. Trong khi viết, chú ý vận dụng cách viết câu khẳng định, phủ định và câu cảm.
* Bài viết tham khảo
Cuộc đời mỗi con người bao giờ cũng gắn liền với một quê hương, xứ sở, một đất nước. Có thể nào sống giữa xứ sở, quê hương đó mà không hề gắn bó, yêu thương? Ngày bé thơ, chúng ta còn ngây ngô chưa hiểu:
“Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu?
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”
Nhưng khi đã lớn khôn, có lẽ ai cũng có thể cảm nhận một cách sâu sắc về tình yêu đất nước trong mình.
Đất Nước – hai tiếng ấy gợi nhắc chúng ta biết bao điều thiêng liêng, ấm áp. Tổ tiên, nguồn cội chúng ta ở đâu? Chúng ta sinh ra, lớn lên, già yếu và chết đi ở đâu? Nơi nào cho ta cuộc sống của chính bản thân mình?
Đó chính là Đất Nước. Yêu nước, yêu Tổ quốc là tình cảm quý báu luôn thường trực trong mỗi trái tim Việt Nam. Tự nó đã đan dệt thành lịch sử, và có thể nói, lịch sử dân tộc Việt cũng chính là lịch sử của lòng yêu nước. Tình yêu đất nước là tình cảm gắn bó sâu nặng giữa con người với quê hương, dân tộc. Nó không chỉ là sự cố kết giữa con người với nơi “chôn nhau cắt rốn”, với mảnh đất mình sinh ra, lớn lên mà nó còn là sự giao kết giữa tâm hồn mỗi người dân với linh hồn dân tộc.
Nếu đột nhiên có ai đó hỏi bạn có yêu nước không? Hãy tự tin trả lời bằng một câu khẳng định, bởi lẽ yêu nước không nhất thiết là cầm súng, gươm tranh đấu với kẻ thù. Thời bình người ta thể hiện lòng yêu nước khác với thời chiến.
Thời phong kiến yêu nước là phải gắn liền với “trung quân”, “tề gia trị quốc” thì ngày nay yêu nước lại gắn liền với yêu lý tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa. Tình yêu đất nước như một viên đá ngũ sắc, mỗi cạnh mỗi mặt của nó có một màn lung linh khác nhau. Mỗi thời đại sẽ làm cho viên đá đó mang những màu sắc khác biệt.
Khi bạn say mê trước một thắng cảnh của đất nước, khi bạn tích cực bình chọn để Vịnh Hạ Long trở thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới hiện đại hay khi bạn biết và trăn trở trước vấn đề biển Đông – một trong những vấn đề đang từng ngày, từng giờ nóng dần trên các diễn đàn, trang mạng hay báo chí và cầm bút để viết lên những dòng cảm xúc của mình để gửi đến Trường Sa thân yêu… thì chính lúc đó tình yêu đất nước trong bạn đang hiện rõ. Khi Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, khi các nhà Thơ mới viết những câu thơ, bài thơ thật hay ngợi ca vẻ đẹp quê hương Việt Nam, đó cũng đúng là lúc cảm hứng nghệ thuật của các nghệ sĩ đang thăng hoa trong tình yêu đất nước. Không yêu, không gắn bó với mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, làm sao cụ Tam Nguyên có thế viết chùm thơ thu tuyệt bút, phác nên khung cảnh tuyệt đẹp của miền quê Việt Nam:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
(Thu điếu)
Nếu chỉ thuần túy là tài năng, liệu rằng nữ sĩ Anh Thơ có thể phát được bức họa thiên nhiên bằng ngôn từ đẹp thế này:
Ngoài bờ đê cỏ non tràn biếc cỏ
Bầy sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
(Chiều xuân)
Yêu thiên nhiên chính là biểu hiện của lòng yêu nước – một biểu hiện không cầu kì, ồn ào mà hết sức giản dị, tự nhiên.
Nhưng tình yêu đất nước không chỉ được đan dệt bằng tình yêu thiên nhiên. Yêu nước còn được biểu hiện bằng niềm tự hào dân tộc. Người Việt Nam có rất nhiều điều đáng tự hào về quê hương, đất nước mình. Chúng ta vẫn nhắc lại cho nhau nghe những chiến công oanh liệt trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bằng chứng là chúng ta có rất nhiều câu chuyện, nhiều áng văn thơ ngợi ca tinh thần đấu tranh ngoan cường của nhân dân, dân tộc. Bằng chứng là chúng ta có rất nhiều bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng, nghĩa sĩ, chiến sĩ đã đấu tranh vì độc lập tự do cho dân tộc… Niềm tự hào không chỉ in dấu trong các chiến công oanh liệt mà còn in đậm ở truyền thống văn hoá. Đọc Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, người đọc bắt gặp rất nhiều di tích văn hoá – lịch sử lâu đời của dân tộc: những ngôi chùa, mái đình, những làng nghề cổ truyền… Gắn với mỗi di tích ấy là bao truyền thuyết lịch sử, lễ hội đầu xuân, lời ca điệu hát truyền lại từ đời này sang đời khác… Mạch thơ tuôn trào không đứt cùng với niềm tự hào khốn tả:
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.
Càng yêu mến, càng tự hào về quê hương giàu đẹp, trù phú bao nhiêu, người Việt Nam càng căm thù bè lũ cướp nước, bán nước bấy nhiêu. Đất nước bốn nghìn tuổi cũng là đất nước bốn nghìn năm kiên cường đấu tranh giữ nước:
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh.
(Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm)
Bốn nghìn năm đó biết bao người đã ngã xuống “Để Đất Nước này là đất Nước của nhân dân”. Hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ từng gốc lúa, bờ tre cho Tổ quốc, ý chí chiến đấu đó đã đưa mỗi người con đất Việt đi tới chiến thắng trước mọi bè lũ xâm lăng hung hãn nhất.
Đất nước hoà bình, “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” viên ngũ sắc yêu nước lại mang sắc màu lung linh khác. Ý thức về vận mệnh dân tộc vẫn được giương cao nhưng mỗi người tự khắc nhận thức được vai trò của minh đối với sự nghiệp canh tân đất nước. Học sinh thi đua học tốt, giáo viên thi đua dạy tốt, nông dân thi đua canh tác vụ mùa bội thu, công nhân thi đua lao động sản xuất, các chiến sĩ nơi biên thùy vẫn chắc tay súng… Ai ai cũng cố gắng hết sức để góp phần nhỏ bé trong công cuộc dựng xây đất nước. Những huy chương từ các cuộc thi Olympic Vật lý, Toán học quốc tế, từ các đại hội thể thao khu vực, những thành tựu trên các mặt trận kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật… các năm gần đây chẳng phải được xây dựng nên từ lòng yêu nước, từ ý chí, tinh thần chiến đấu, lao động vì màu cờ sắc áo của dân tộc sao? Đất nước bốn nghìn năm tuổi nhưng ngày càng trẻ ra, ngày càng hiện đại, văn minh hơn. Đó là nhờ bao bàn tay yêu nước không ngừng chung sức đắp xây đất nước. Sự nỗ lực của mỗi cá nhân đã góp phần vinh danh cho dân tộc, góp phần đưa Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập quốc tế.
Như vậy, có thể hiểu một cách nôm na, yêu đất nước là yêu tất cả những gì đẹp đẽ thuộc về xứ sở quê hương, là không ngừng giữ gìn, xây đắp cho tổ quốc thêm giàu mạnh, là không ngừng chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác có nguy cơ xâm hại đến quốc; gia…
Tình yêu đất nước là tình yêu muôn màu. Nó thường trực trong mỗi con người và không nhất thiết phải được bộc lộ, biểu hiện như nhau. Tình yêu đất nước tiềm chứa trong nó sức mạnh cực kỳ to lớn. Nó là bệ đỡ tinh thần cho mỗi người trong cuộc sống này. Tại sao “đất nước” vẫn là chủ đề bất tận để các nhạc sĩ, hoạ sĩ, các nhà thơ, nhà văn mọi thời đại, mọi thế hệ nối tiếp nhau sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật? Tại sao kiều bào Việt Nam sóng ở nước ngoài luôn hướng về đất nước? Tại sao những người con xa Tổ quốc đó, lúc về già luôn ao ước được yên nghỉ tại quê hương bản quán? Chính tình yêu đất nước đã nuôi dưỡng tâm hồn họ, dẫn bước cho họ vững vàng trong hành trình sống.
Không chỉ nâng đỡ tinh thần con người, lòng yêu nước còn là đòn bẩy khiến mỗi chúng ta sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với quê hương, dân tộc và với chính bản thân mình. Thực ra, ở mỗi người, khát vọng vinh danh cho quê hương đất nước không khi nào tách rời khát vọng vinh danh cho chính bản thân cá nhân. Chúng ta say mê học tập, lao động vì chính mình nhưng những thành quả mà ta đạt được sẽ điểm tô cho non sông đất nước. Học thức, tài năng của những sứ thần như Mạc Đỉnh Chi chẳng phải đã khiến vua quan Trung Quốc phải kinh ngạc, nể phục đó sao? Mỗi tấm bia khắc tên tuổi các vị trạng nguyên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám đâu chỉ có ý nghĩa tôn vinh tài học của họ? Nguyên khí quốc gia là ở đó, Lòng yêu nước đã thôi thúc họ say mê học tập, thôi thúc họ làm rạng danh cho đất nước. Lòng yêu nước của người dân Việt Nam đã khiến các nước đế quốc phải chùn nhụt bước chân xâm lược. Nó là yếu tố cốt lõi nhất mang lại sự trường tồn vĩnh cửu cho giang sơn, tổ quốc này. Sức mạnh của tình yêu đất nước là vô biên, tuyệt đích, là bất khả xâm phạm. Nhận thức được điều đó, chúng ta càng nên gìn giữ, vun đắp để tình yêu đất nước mãi cháy sáng trong ta, để sức mạnh này càng nhân lên gấp bội trong cộng đồng dân tộc.
Nhận thức được sức mạnh của tình yêu đất nước, mỗi chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định cho mình ý thức bồi dưỡng tình cảm đó. Với nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn, anh “tự nguyện” dâng hiến cuộc đời mình: “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng. Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương. Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm. Là người tôi sẽ chết cho quê hương. Tất nhiên, chết cho quê hương là cách nói hình ảnh, thể hiện sự cống hiến trọn vẹn cho đất nước, cho dân tộc. Thế hệ trẻ chúng ta có muôn vàn cách để chứng tỏ tình yêu quê hương, tổ quốc trong mình. Vũ khí trong tay chúng ta là sức mạnh tuổi trẻ, nhiệt huyết thanh xuân, là tri thức vững vàng, là nhân cách đạo đức trong sáng. Không có lý do gì để chúng ta không noi gương tinh thần yêu nước của cha anh. Không có lý do gì để chúng ta không hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ học tập của mình. Không có lý do gì để chúng ta không làm giàu cho quê hương, đất nước bằng sức lao động chân chính. Và càng không có lý do gì để chúng ta không thể đối diện chiến đấu với những tệ nạn đang nảy nở trong cuộc sống hôm nay.
Chắc chắn mỗi người dân Việt Nam ai cũng mang trong mình tình yêu đất nước. Nhưng làm thế nào để tình yêu đó ngày càng nồng nàn, tha thiết, ngày càng mãnh liệt hơn – đó là điều ai cũng cần tự giác nhận thức và tìm cho ra câu trả lời. “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay” – lời ca ấy cũng chính là thông điệp nhắc nhở chúng ta nên quên đi “cái tôi” ích kỷ của mình để sum vầy cùng dựng xây đất nước.
- Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Viết, mục d (trang 32) và đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.
2.2. Rèn luyện kĩ năng viết câu khẳng định, câu phủ định và câu cảm trong văn nghị luận
- Cách thức
Văn nghị luận vừa có lí lẽ, lập luận chặt chẽ, vừa biểu hiện cảm xúc, tình cảm của người viết, nêu rõ được ý kiến đồng tình hay phản đối. Vì thế, khi viết, cần chú ý kết hợp các loại từ ngữ và câu khẳng định, phủ định (nhất định, không, không thể,…), câu cảm (ôi, than ôi, hỡi ôi,…). Cần vận dụng từ ngữ thể hiện sự lập luận (tuy…nhưng, vì thế, cho nên, không những…mà còn, càng…càng, phải chăng, chẳng lẽ, như vậy, suy ra,…); các từ ngữ như đang tranh luận, đối thoại trực tiếp với người đọc (vâng, chẳng lẽ, đúng thế, điều ấy đã rõ,…)
- Bài tập
– Nhận biết các yếu tố khẳng định (phủ định) và biểu cảm trong hai đoạn văn sau:
+ Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đinh phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thưởng để đãi yến nguy sử mà không biết căm. (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)
+ Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó… (Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn).
– Viết đoạn văn cho đề bài nêu ở mục 2.1. Thực hành viết theo các bước, trong đó có sử dụng câu khẳng định, câu phủ định và câu cảm.
Trả lời:
– Các yếu tố khẳng định (phủ định) và biểu cảm trong hai đoạn văn:
+ Đoạn 1: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đinh phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thưởng để đãi yến nguy sử mà không biết căm.
+ Đoạn 2: Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó…
– Đoạn văn tham khảo: Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người trên đất nước đó. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương, giàu lòng nhân ái, đoàn kết và biết ơn. Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước. Không chỉ vậy, lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cống hiến tri thức, tiền bạc để dựng xây và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp. Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm, bằng những thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục,… mà chúng ta đạt được từ xưa đến nay.