Chùm thơ hai-cư Nhật Bản – Tác giả tác phẩm (mới 2022) – Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

Tác giả – tác phẩm: Chùm thơ hai-cư Nhật Bản – Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

– Mát – chư – ô – Ba – sô (1644 – 1694) là nhà thơ nổi tiếng của văn học Nhật. Ông có công lớn trong việc hoàn thiện thơ hai – cư, đưa nó trở thành thể thơ độc đáo nhất của Nhật Bản.

– Chi – ô (1703 – 1775) là người đánh dấu sự hiện diện của các tác giả nữ trong truyền thống thơ hai – cư. Trước bà thơ hai – cư của tác giả nữ thường bị coi thường và quên lãng. Bà đã trở thành một tiếng nói thơ ca độc đáo, được nhiều người yêu thích.

– Cô – ba – y – a – Si Ít – sa (1763 – 1828) là nhà thơ kiêm tu sĩ Phật giáo. Ông còn là họa sĩ tài ba, nổi tiếng với những bức tranh có đề các bài thơ hai – cư do chính ông sáng tác.

II. Tìm hiểu tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản Tác giả tác phẩm

  1. Thể loại:

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản thuộc thể loại thơ hai – cư

  1. Nội dung chính:

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản đem đến cho bạn đọc những ấn tượng về hình thức ngắn gọn, giản dị nhưng chan chứa những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mượn hình ảnh của tự nhiên, vạn vật và bằng cách gợi ta độc đáo, lời ít ý nhiều, tác giả đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên, lẽ sống của con người với chính bản thân mình và cuộc đời.

  1. Giá trị nội dung:

– Thơ Hai cư ghi lại phong cảnh, sự vật, sự việc cụ thể, bình dị trong một khoảnh khắc của thực tại chợt hiện lên trước mắt nhà thơ. Thể hiện triết lý Thiền trong sự tương giao hòa hợp, sự vận động biến đổi, sự bình đẳng của vạn vật, tình yêu quê hương, đất nước, con người…

  1. Tóm tắt văn bản Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản đem đến cho bạn đọc những ấn tượng về hình thức ngắn gọn, giản dị nhưng chan chứa những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mượn hình ảnh của tự nhiên, vạn vật và bằng cách gợi ta độc đáo, lời ít ý nhiều, tác giả đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên, lẽ sống của con người với chính bản thân mình và cuộc đời.

  1. Bố cục bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Chia văn bản làm 3 đoạn:

– Phần 1: Bài thơ số 1: Miêu tả hình ảnh con quạ

– Phần 2: Bài thơ số 2: Miêu tả hình ảnh hoa triêu nhan

– Phần 3: Bài thơ số 3: Miêu tả hình ảnh con ốc nhỏ

  1. Giá trị nghệ thuật:

– Hình thức: ngắn gọn, gồm 17 âm tiết, ngắt thành 3 đoạn, thường theo thứ tự 5-7-5
– Ngôn ngữ: chấm phá, gợi chứ không tả, để nhiều khoảng trống cho độc giả tưởng tượng, đồng sáng tạo.

  1. Giá trị nội dung

Ba bài thơ thể hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên như một buổi “chiều thu”, cành “hoa triêu nhan” và sự vật nhỏ bé như “dây gàu”, “giếng” nước, “con ốc”

– Những hình ảnh được sử dụng trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng cho những cố gắng của con người (hình ảnh con ốc trèo núi Fu-ji), tâm trạng man mác bâng khuâng (cánh quạ đậu trên cành khô),…

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản Tác giả tác phẩm

Bài 1: hình ảnh con quạ

– Hình ảnh trung tâm: con quạ

– Không gian: cành cây khô

– Thời gian: chiều thu

– Mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm với không gian, thời gian của bài có sự tương đồng với nhau. “Chim quạ” gợi sự tang tóc, buồn bã. “Cành khô” gợi khung cảnh u ám, úa tàn. “Chiều thu” gợi lên sự ảm đạm, tịnh mịch. Các hình ảnh giao hoà tạo nên một bức tranh chiều thu cô tịch, thiếu sức sống, ảm đạm.

→ Khoảnh khắc chiều thu cùng hình ảnh cành cây khô và con quạ khơi gợi lên trong bạn đọc cảm giác cô đơn, nhỏ bé, đượm buồn giữa một không gian trống trải và tĩnh lặng.

Bài 2: hình ảnh hoa triêu nhan

– Bài thơ của Chi-ô xoay quanh phát hiện những bông hoa triêu nhan đang quấn lấy dây gàu bên giếng. Trước cái đẹp, trước sự sống, nhà thơ nâng niu, trân trọng, không muốn phá vỡ nên lựa chọn “xin nước nhà bên” để cái đẹp luôn hiện hữu.

→ Bài thơ của Chi-ô đã với  hình ảnh những bông hoa triêu nhan vương bên giếng, quấn quít bên sợi dây gầu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Thái độ của tác giả vì không muốn động đến sợi dây, làm ảnh hưởng đến cảnh đẹp mà “xin nước nhà bên” đã cho thấy ý nghĩa triết lý trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên: Thiên nhiên chính là cái đẹp và con người cần có thái độ trân trọng những vẻ đẹp của tự nhiên.

Bài 3: hình ảnh con ốc nhỏ

– Hình ảnh “con ốc” và “núi Fu-ji” có mối quan hệ trái ngược nhau. Nếu “con ốc” gợi ra một con vật nhỏ bé, chậm chạp thì “núi Fu-ji” lại gợi ra một không gian vô cùng cao và rộng. “Con ốc” ở trạng thái chuyển động nhẹ nhàng, “núi Fu-ji” ở trạng thái tĩnh.

– Hành trình “chậm rì” của con ốc cũng chính là hành trình con người nỗ lực chinh phục những đỉnh cao của cuộc đời. Để đạt được thành công, không có con đường nào nhanh chóng, mỗi bước đi đều phải cẩn thận, nỗ lực và cố gắng hết sức.  Những bước đi chậm sẽ giúp chúng ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trên đường đời.

→ Hành trình “chậm rì” của con ốc cũng chính là hành trình con người nỗ lực chinh phục những đỉnh cao của cuộc đời. Để đạt được thành công, không có con đường nào nhanh chóng, mỗi bước đi đều phải cẩn thận, nỗ lực và cố gắng hết sức.  Những bước đi chậm sẽ giúp chúng ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trên đường đời. →

Học tốt bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản Tác giả tác phẩm