Khoa học tự nhiên 6 Bài 50: Năng lượng tái tạo – Kết nối tri thức

Lý thuyết KHTN 6 Bài 50: Năng lượng tái tạo (hay, chi tiết)

I. Nguồn năng lượng trong tự nhiên

– Nguồn năng lượng trong tự nhiên gồm:

+ Nguồn năng lượng tái tạo: nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

Khoa học tự nhiên 6 Bài 50: Năng lượng tái tạo - Kết nối tri thức

+ Nguồn năng lượng không tái tạo: nguồn năng lượng phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành và không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.

 

II. Nguồn năng lượng tái tạo

– Các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm:

+ Năng lượng từ Mặt Trời: luôn có sẵn trong thiên nhiên, được coi là vô hạn.

+ Năng lượng gió: luôn có sẵn trong thiên nhiên, được coi là vô hạn.

+ Năng lượng nước: năng lượng lấy từ sức chảy của dòng nước (như thủy triều, sóng biển,…).

+ Năng lượng địa nhiệt: năng lượng thu được từ sức nóng bên trong lõi Trái Đất (nhiệt tỏa ra từ các giếng phun, suối nước nóng, khu vực gần núi lửa,…)

+ Năng lượng sinh khối: năng lượng thu được từ thực vật, gỗ, rơm, rác và chất thải,…

– Các nguồn năng lượng này có ưu điểm:

+ Liên tục được bổ sung nhanh chóng và có sẵn để sử dụng.

+ Có thể sử dụng để tạo ra điện và nhiệt.

+ Ít tác động tiêu cực đến môi trường so với nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên).

Khoa học tự nhiên 6 Bài 50: Năng lượng tái tạo – Kết nối tri thức