Trở gió – Tác giả tác phẩm (mới 2022) – Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

Tác giả – tác phẩm: Trở gió – Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Trở gió

Trở gió - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở Cà Mau, sáng tác thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết, Văn của Nguyễn Ngọc Tự trong sáng, mộc mạc, thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư được tập hợp trong một số cuốn sách tiêu biểu như: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005). Không ai qua sông (2016), Biên sử nước (2020),.. 8 Quên phức (như quên phát, quên béng): quên hẳn đi, không còn nhớ đến.

II. Tìm hiểu tác phẩm Trở gió

1. Thể loại:

Trở gió thuộc thể loại Tạp văn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ được in trong tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư năm 2015.

Trở gió - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

3. Phương thức biểu đạt :

Văn bản Trở gió có phương thức biểu đạt là tự sự

4. Tóm tắt văn bản Trở gió: 

Đoạn trích là những tâm tư, cảm nhận của tác giả khi mùa gió về. Những tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang vừa bực vừa mừng, ngóng chờ, vội vã. Nhưng cũng chính những cơn gió chướng lại là một phần của cuộc sống của nhân vật “tôi”, nhắc đến nó sẽ khiến tác giả da diết nỗi nhớ cùng những hình ảnh về quê nhà.

5. Bố cục bài Trở gió: 

Trở gió có bố cục gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “bắt đầu rụng xuống”: Tâm trạng ngổn ngang của tác giả khi mùa gió chướng về.

+ Phần 2: Còn lại: Sự mong chờ và tình cảm của tác giả với những cơn gió chướng.

6. Giá trị nội dung: 

Qua đoạn trích Trở gió, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một hình dung trọn vẹn về những cơn gió chướng. Mùa gió chướng về không chỉ là sự thay đổi thời tiết, báo hiệu một năm cũ sắp qua, mà còn gợi trong tâm trạng của con người những cảm xúc ngóng chờ, vội vã ngổn ngang. Dẫu vậy, hai từ “gió chướng” vẫn gắn liền với nỗi nhớ và những kỉ niệm về gia đình và quê hương vô cùng đẹp đẽ, không thể nào quên.

7. Giá trị nghệ thuật: 

– Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm

– Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa

– Nhiều từ ngữ địa phương, mang đậm phong cách Nam Bộ.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Trở gió

1. Tâm trạng ngổn ngang của tác giả khi mùa gió chướng về.

Trở gió - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

– Tác giả giới thiệu về mùa gió một cách đặc biệt:

+ Mùa gió về như một “cuộc hẹn” → Nhân hóa, những cơn gió chướng giống như một người bạn cũ.

+ Thời gian gió về: không rõ ràng, thường khi bước qua tháng Chín

+ Dấu hiệu: “bỗng nghe hơi thở gió rất gần”, những cơn gió mạnh, nhanh, gấp như xốc tấm tôn lên

+ Lời thốt lên của tác giả: Ôi! Gió chướng 

→ Cuộc hội ngộ qua một thời gian dài với đầy sự quen thuộc, lặp lại mỗi năm nhưng vẫn gợi cho tác giả nhiều cảm xúc giống như chính những cơn gió chướng: Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng.

– Tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang của nhân vật “tôi”:

+ Vừa mừng vừa bực

+ Chờ đợi hàng năm, nhưng đứng trước sân lại thấy “buồn muốn chết” vì bàn tay vẫn trắng, sắp già thêm một tuổi.

→ Cảm thấy chưa làm được gì mà một năm đã sắp trôi qua, một cảm giác mất mát không rõ ràng

+Tự thôi thúc bản thân cần sống vội vã hơn

→ Tâm trạng vừa buồn vừa vui, vừa mong ngóng lại vừa lo lắng không làm cho tình cảm và suy nghĩ của tác giả về mùa gió chướng thay đổi.

2. Sự mong chờ và tình cảm của tác giả với những cơn gió chướng.

 

* Sự mong chờ những cơn gió chướng của tác giả:

– Lời khẳng định: Nhưng tôi vẫn mong gió chướng về

– Sự chờ đợi đã thành thói quen: Mỗi năm từ thời thơ dại

– Khung cảnh hiện lên trong kí ức:

+ Đám con nít nhảy cả tưng, háo hức vỗ tay cười

+ Sắp được sắp quần áo mới

+ Cảm giác Tết sắp tới gần

– Nhân vật “tôi” và má coi gió chướng là gió Tết, nhưng tâm trạng lại khác nhau:

+ Nhân vật “tôi” mong chờ, háo hức

+ Má của nhân vật “tôi”: buồn, thở dài cái thượt

→ Nỗi lo của người lớn về một cái Tết đầy đủ cho gia đình.

* Tình cảm của tác giả với mùa gió chướng:

– Gió chương đem lại hy vọng vụ mùa bội thu: Gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới

– Mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch:

+ Khoảng thời gian chuẩn bị thu hoạch vụ mùa thường rơi vào khoảng thời gian cuối năm, trùng với mùa gió chướng về.

+ Không chỉ lúa chín, hoa màu cũng đến độ thu hoạch: múa, vú sữa, dưa hấu…

– Đối với tác giả, người tự nhận mình là “bấp bỏm” văn chương:

+ Hai từ “gió chướng” có sức gợi “khủng khiếp”

+ Có thể “chết giấc”: chết lặng, chết ngay lập tức trong nỗi nhỡ quê nhà

– Nhiều hình ảnh về quê hương gắn liền với gió chướng: nùi rơm, giồng bạc hà, con nước bờ sông, hình ảnh người mẹ tất tảo, buồng cau, tiếng chày quết bánh phồng thâm u trong rặng dừa nước…

→ Tất cả những hình ảnh quen thuộc, những kí ức, kỉ niệm quý giá không thể quên trong lòng tác giả gắn liền với quê hương vào thời gian gió chướng về mỗi năm

→ Chính những kí ức bình dị của tác giả lại là thứ có thể giết chết chính mình trong nỗi nhớ quê hương, bởi nó đã in sâu vào tiềm thức của tác giả cùng tình cảm sâu nặng mà tác giả dành cho những mùa gió chướng, quê hương và gia đình.

– Câu hỏi tu từ: có ai bán một mùa gió cho tôi? → Một mùa gió nhưng lại là tất cả những kỉ niệm tuổi thơ, không khí Tết và tình cảm ấm áp mà tác giả cảm nhận được qua mùa gió ấy.

→ Câu hỏi cuối bài vừa làm tăng cảm xúc bâng khuâng, tha thiết trong tình yêu quê hương, vừa khiến ý hỏi vào hư vô, day dứt, dư âm trong lòng người đọc.