Soạn bài Gò Me – Kết nối tri thức

Soạn bài Gò Me – Kết nối tri thức

* Trước khi đọc

Soạn bài Gò Me - Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Em biết những bài như: Ngày hội non sông (Nguyễn Quang Toàn), Nhớ miền Đông  (Xuân Miễn), …

– Bài thơ Nhớ miền Đông của Xuân Miễn có những câu làm em nhớ mãi:

Chưa chi mà đã nhớ miền Đông

Cứ muốn ôm ghì lấy núi sông

Ôi tiếng chim Hoàng kêu buổi sáng

Nỉ non trong lá vượn ru con

Ta sắp xa rồi, ta sắp xa

Những chiều rừng thẳm gió bao la

Bập bùng ngọn lửa trong lều nhỏ

Vang tiếng bầy voi giữa rú già ..

Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất Nam Bộ:

+ Nam Bộ nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long, chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này. Nam bộ nằm rất gần biển Đông, là một vùng châu thổ màu mỡ với nhiều cửa sông đổ ra biển. Chính điều này đã tạo nên một Nam bộ trù phú

+ Nam Bộ có khí hậu ấm áp, không gian yên bình

+ Em ấn tượng đặc biệt với tỉnh Bến Tre, nơi được coi là xứ sở dừa Việt Nam

+ Con người Nam Bộ trọng nhân nghĩa, hiếu khách

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Hình dung: Ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me

– Ánh sáng:

+ Đốm hải đăng “tắt”, “lóe đêm đêm”

+ Lúa nàng keo “chói rực”

 Âm thanh

+ “Leng keng” nhạc ngựa

– Không gian:

+ “Ruộng vây quanh”

+ “chan màu gió mát”

+ “mặt trông ra bể”

2. Hình dung: Những chi tiết miêu tả các cô gái Gò Me

– Những chị em:

+ “má núng đồng tiền”

+ “nọc cấy”

+ “tay tròn”

+ “nghiêng nón làm duyên”

+ “véo von điệu hát”

3. Hình dung: Những chi tiết miêu tả thiên nhiên Gò Me 

– Thiên nhiên Gò Me:

+ Me non “cong vắt”

+ “Lá xanh như dải lụa”

+ “bông lúa chín”

+ “xao xuyến bờ tre”

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Bài văn là nỗi nhớ của nhà thơ – một người con sống xa quê về thiên nhiên, con người Gò Me.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Soạn bài Gò Me - Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

* Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một con người phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên:

– Ánh sáng:

+ Đốm hải đăng “tắt”, “lóe đêm đêm”

+ Lúa nàng keo “chói rực”

 Âm thanh

+ “Leng keng” nhạc ngựa

– Không gian:

+ “Ruộng vây quanh”

+ “chan màu gió mát”

+ “mặt trông ra bể”

– Thiên nhiên Gò Me:

+ Me non “cong vắt”

+ “Lá xanh như dải lụa”

+ “bông lúa chín”

+ “xao xuyến bờ tre”

Câu 2 (trang 95  sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết:

+ “cắt cỏ, chăn bò”

+ “gối đầu lên áo”

+ “nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo”

+ “má núng đồng tiền”

+ “nọc cấy”

+ “tay tròn”

+ “nghiêng nón làm duyên”

+ “véo von điệu hát”

–  Những chi tiết đo cho em cảm nhận về con người nơi đây: Đó là những con người giản dị, mộc mạc, chân thành, đặc biệt những cô gái Gò Me thì duyên dáng, nhẹ nhàng, thướt tha.

Câu 3 (trang 95  sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương:

“Hò ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me

Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò”

– Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ:

+ Tác giả nhớ quê hương, nhớ những con người ở Gò Me, đặc biệt ấn tượng và không thể quên được về những cô gái nơi đây: Không chỉ duyên dáng, xinh đẹp mà còn hát hay và chân thành.

Câu 4 (trang 95  sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Bài thơ “Gò Me” có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. 

– Em thích hình ảnh:

“ Ao làng trăng tắm, mây bơi

Nước trong như nước mắt người tôi yêu”

– Vì:

+ Hình ảnh trên thể hiện sự sinh động, gắn bó của thiên nhiên Gò Me. Nơi có ao làng mà trăng và mây chiếu bóng xuống như đang tắm, đang bơi. Nước ao thì trong vắt, long lanh như “mắt người tôi yêu”

Câu 5 (trang 95  sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ:

+ Em thấy tác giả là một con người yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Dù sống xa quê mà ông vẫn luôn nhớ về quê hương Gò Me thân yêu: nơi có đất trời, thiên nhiên tươi đẹp cùng những con người giản dị, mộc mạc, chân thành.

Câu 6 (trang 95  sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Sông Đà

– Chiều sông Hương (Lê Hoàng)

– Sông Hương (Vũ Dung)

* Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ

Đoạn văn tham khảo:

Bài thơ “Gò Me”, đặc biệt là  đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ của tác giả Hoàng Tố Nguyên đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng sâu sắc về nỗi niềm yêu quê, nhớ quê da diết của một con người Nam Bộ đang sống xa quê. Đầu tiên, tác giả nhớ về “thuở ấu thơ”, khi mà tác giả đi “cắt cỏ, chăn bò” với những kỉ niệm đẹp. Khi ra đồng cắt cỏ, “gối đầu lên áo” và “nằm dưới hàng me”, tác giả thấy thiên nhiên quê mình thật đẹp. Đó là nơi có “tre thổi sáo”, có những chú “bướm”, có những chú chim dễ thương. Nơi đó có lá “me non” cong vắt như lưỡi liềm và lá xanh “như dải lụa mềm lửng lơ”. Biện pháp nhân hóa “tre thổi sáo” và biện pháp so sánh lá me cong như “lưỡi liềm”, lá xanh như dải lụa mềm đã góp phần làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.

Soạn bài Gò Me