Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 113 Tập 1 – Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 113 Tập 1 – Kết nối tri thức

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 113 (ngắn nhất)

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 113 Tập 1 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 6.

* Biện pháp tu từ  

Tóm tắt Cô bé bán diêm hay, ngắn nhất (12 mẫu) – Kết nối tri thức Bố cục Cô bé bán diêm chính xác nhất – Kết nối tri thức Nội dung chính bài Cô bé bán diêm hay nhất – Kết nối tri thức Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 66 Tập 1 – Kết nối tri thức Soạn bài Gió lạnh đầu mùa – Kết nối tri thức Tóm tắt Gió lạnh đầu mùa hay, ngắn nhất (9 mẫu) – Kết nối tri thức Bố cục Gió lạnh đầu mùa chính xác nhất – Kết nối tri thức Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 74 Tập 1 – Kết nối tri thức Nội dung chính bài Gió lạnh đầu mùa hay nhất – Kết nối tri thức Soạn bài Con chào mào – Kết nối tri thức Tóm tắt Con chào mào hay, ngắn nhất (8 mẫu) – Kết nối tri thức Bố cục Con chào mào chính xác nhất – Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

a. 

– “Quả trứng hồng hảo thăm thẳm và đường bệ” : mặt trời.

– “mâm bạc” : mặt biển.

– “mâm bể” : mặt biển

– “cái chất bạc nén”: màu chân trời lúc bình minh giống như màu bạc nén.

b. 

– Câu thứ nhất: “Quả trứng…hửng hồng” 

+ “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc”: Ẩn dụ → Thiên nhiên vừa gần gũi, phúc hậu vừa thiêng liêng, rực rỡ, tráng lệ.

“đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng”: So sánh → không gian rộng lớn, bao la, trong trẻo, tinh khôi.

– Câu thứ hai: “Vài chiếc nhạn … bạc nén” 

+ Ẩn dụ: vẻ đẹp trong trẻo, tinh khôi.

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

a. “Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim” 

→ So sánh: thể hiện sự khốc liệt, mạnh mẽ, giống như cảnh tượng của một cuộc chiến trường.

b. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió”. 

→ Nân hóa: Gió giống như con người, bài binh bố trận một trận địa vô cùng khốc liệt.

Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Các câu dùng thủ pháp so sánh:

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

+ Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

+ Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.

– Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: Khắc họa chân thực, sinh động cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô rực rỡ, tráng lệ và đầy sức sống. Qua đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, vẻ tài hoa và bút pháp miêu tả độc đáo của Nguyễn Tuân.

Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

Đoạn văn tham khảo:

Buổi sáng nhờ ánh mặt trời dịu dàng chiếu xuống, dòng sông như cô gái điệu đà được khoác lên mình chiếc áo dát vàng lung linh, lấp lánh. Trưa, những tia nắng rủ nhau xuống bơi khiến cho dòng sông hoe vàng, rực rỡ. Chiều về, nó lại trở lại với dáng vẻ ngày thường cùng chiếc áo màu đỏ hồng giản dị. Lúc này cũng là lúc vang lên tiếng của những đứa trẻ í ới rủ nhau đi tắm sông, các bà mẹ đi giặt quần áo. Cả một vùng sông rộn vang tiếng cười đùa vui vẻ. Buổi tối, màu đen huyền ảo đã ôm gọn một khoảng không gian rộng lớn. Dòng sông lúc này lấm tấm ánh vàng của mặt trăng, tô điểm cho mặt nước thêm lung linh, lấp lánh. Khi có gió thổi nhẹ qua, sông cựa mình nũng nịu vỗ bờ như đứa trẻ đòi được mẹ vỗ về.