Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới – Tác giả tác phẩm (mới 2022) – Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

Tác giả – tác phẩm: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới – Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

– Nguyễn Đổng Chi (6 tháng 1 năm 1915 – 20 tháng 7 năm 1984) là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, nguyên Trưởng ban Hán Nôm, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).

– Cố Giáo sư Nguyễn Đổng Chi đã sưu tầm và viết lại gần 2.000 truyện cổ Việt Nam. Số truyện trên được ông sử dụng để soạn bộ sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam gồm 5 tập. Đây cũng là bộ sách nghiên cứu được biên soạn và in xong lâu nhất: 25 năm (1957-1982), rải rác với tổng cộng 5 lần in lẻ. Ông đã phân loại truyện cổ tích thành 3 tiểu loại: 1. Cổ tích thần kỳ; 2. Cổ tích thế sự; 3. Cổ tích lịch sử.

– Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.

II. Tìm hiểu tác phẩm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

1. Thể loại:

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới thuộc thể loại thần thoại Việt Nam

2. Tóm tắt:

Văn bản “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới” đã lý giải về sự hình thành của thế giới tự nhiên thông qua các vị thần. Mỗi vị thần có một quyền năng đặc biệt, đảm bảo sự sống cho trái đất. Truyện về các vị thần đã phản ánh quan niệm nhận thức của con người thời cổ về thế giới xung quanh và thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên.

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

3. Bố cục: 

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới có bố cục gồm 3 phần

– Phần 1: Từ đầu đến “khai thiên lập địa”: Thần thoại về Thần trụ trời.

– Phần 2: Tiếp đến “cả thiên đình xấu hổ”: Thần thoại về Thần sét

– Phần 3: Tiếp đến “giữ trâu cho người mất gạo”: Thần thoại về Thần gió

4. Giá trị nội dung: 

– Giải thích nguồn gốc, xuất thân của các vị thần hồi khai thiên lập địa.

– Đưa đến cho người đọc những lí giải về các hiện tượng tự nhiên hiện nay.

5. Giá trị nghệ thuật: 

– Cốt truyện thể loại này đơn giản, ngắn gọn, tập trung vào hành động của các thần nhằm lí giải những hiện tượng thiên nhiên tương ứng.

– Biện pháp xây dựng hình tượng nhân vật chủ yếu được người nguyên thủy sử dụng là thần thánh hóa và nhân cách hóa các hiện tượng thiên nhiên.

– Các yếu tố kì ảo được thể hiện linh hoạt, sáng tạo

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

1. Thần Trụ Trời 

* Giới thiệu

– Thần trụ trời – một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể

* Công việc 

– Nâng đỡ bầu trời

– Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn không biết đã từ bao lâu, bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời.

* Ý nghĩa công việc 

– Lí giải tại sao có mặt đất và bầu trời

2. Thần Sét 

* Giới thiệu 

– Thần Sét – có danh hiệu là Thiên Lôi, ông Sấm

* Công việc 

– Tạo tia sét

– Thi hành luật pháp ở trần gian, thần có một lưỡi búa, khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu.

* Ý nghĩa công việc 

– Lí giải tại sao mỗi lần chớp rạch, biết có sét

3. Thần Gió 

* Giới thiệu 

– Thần Gió – hình dạng kì quặc, không đầu

* Công việc 

– Tạo gió

– Làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tuỳ theo lệnh Ngọc Hoàng. Thần Gió phối hợp với thần Mưa, có khi cả thần Sét là những lúc đáng sợ nhất. Những lúc thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoay, dân gian thường gọi là thần Cụt Đầu.

* Ý nghĩa công việc 

– Lí giải hiện tượng gió và sự xuất hiện của cây ngải gió

Học tốt bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới Ngữ văn lớp 10 hay khác: