Bố cục Chữ bầu lên nhà thơ chính xác nhất – Kết nối tri thức

Bố cục văn bản Chữ bầu lên nhà thơ – Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

Chia văn bản thành 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “về hóa trị”: Quan niệm về chữ trong thơ của tác giả.

– Phần 2: Tiếp theo đến “cuộc bỏ phiếu của chữ”: 2 quan điểm về làm thơ.

– Phần 3: Còn lại: Trách nhiệm của nhà thơ chân chính

Tóm tắt Chữ bầu lên nhà thơ

Tóm tắt tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt đã nêu lên những quan niệm về một nhà thơ chân chính. Cái làm nên một nhà thơ không phải danh xưng mà người đời đặt cho họ mà là do tự thân những con chữ của họ làm nên. Vì vậy, sáng tác thơ phải dồn hết tâm trí dùi mài, lao động chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách riêng của người nghệ sĩ.

Bố cục Chữ bầu lên nhà thơ chính xác nhất - Kết nối tri thức

Nội dung chính Chữ bầu lên nhà thơ

Văn bản đã nêu lên trách nhiệm của một nhà văn chân chính là sáng tạo nên con chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách và cá tính nghệ thuật của riêng mình. Điều làm nên một nhà thơ không phải là danh xưng mà là chính những con chữ mà họ sáng tạo ra.

Tác giả – tác phẩm: Chữ bầu lên nhà thơ

I. Tác giả văn bản Chữ bầu lên nhà thơ

Bố cục Chữ bầu lên nhà thơ chính xác nhất - Kết nối tri thức

– Lê Đạt (10/9/1929 – 21/4/2008) tên thật là Đào Công Đạt, quê ở Á Lữ, Bắc Giang. Ông tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm vào những năm 50 rồi vắng bóng trên văn đàn suốt 30 năm. Năm 2007, cùng với Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

– Lê Đạt chủ trương dường lối thơ “tạo sinh” – thơ phải dựa vào “ý tại ngôn ngoại”, phải cô đúc, đa tầng, đa nghĩa, và đa ngã (phỏng theo nhà phê bình Thuỵ Khê). Thơ ông giàu nhạc điệu; nhiều sáng tạo, cách tân; phảng phất nhiều điển cố văn học và lịch sử; chất chứa vô vàn những lối “chơi chữ” tạo hình hóm hỉnh, đòi hỏi ở độc giả một trình độ thưởng thức cao.

– Đã xuất bản:

– Bài thơ trên ghế đá (chung với Vĩnh Mai, 1958)

– 36 bài thơ tình (chung với Dương Tường, 1990)

– Thơ Lê Đạt, Sao…

II. Tìm hiểu tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

1. Thể loại: Nghị luận văn học

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được trích trong Đối thoại với đời và thơ

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Tóm tắt:

Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt đã nêu lên những quan niệm về một nhà thơ chân chính. Cái làm nên một nhà thơ không phải danh xưng mà người đời đặt cho họ mà là do tự thân những con chữ của họ làm nên. Vì vậy, sáng tác thơ phải dồn hết tâm trí dùi mài, lao động chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách riêng của người nghệ sĩ.

5. Bố cục: Chia văn bản thành 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “về hóa trị”: Quan niệm về chữ trong thơ của tác giả.

– Phần 2: Tiếp theo đến “cuộc bỏ phiếu của chữ”: 2 quan điểm về làm thơ.

– Phần 3: Còn lại: Trách nhiệm của nhà thơ chân chính

6. Giá trị nội dung:

– Trình bày quan điểm, ý kiến của tác giả về nhà thơ chân chính

– Bày tỏ quan điểm của tác giả về nhà thơ thực thụ là nhà thơ phải biết nỗ lực, lao động, cố gắng chứ không chỉ phụ thuộc vào những cảm xúc bột phát trời cho.

7. Giá trị nghệ thuật:

– Các lí lẽ, dẫn chứng đưa ra thuyết phục, chính xác.

– Lập luận sắc bén, rõ ràng

Để học tốt bài học Chữ bầu lên nhà thơ lớp 10 hay khác:

Bố cục Chữ bầu lên nhà thơ chính xác nhất