Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 90 Tập 1 – Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 90 Tập 1

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo bạn, nếu văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam chỉ có lời thuyết minh, không có tranh minh họa thì việc truyền tải  các thông tin cơ bản  của văn bản sẽ gặp những khó khăn gì? Vì sao?

Trả lời:

Nếu không có tranh minh họa thì rất khó để cho mọi người hiểu được tranh Đong Hồ là như thế nào, màu sắc ra sao. Khi đó, đến những mục tiếp theo thì người đọc cũng khó tiếp cận được mục đích của người viết là gì, đang nói về gì. Ví dụ khi nói về cách làm tranh hay những màu sắc được dùng, không có tranh minh họa thì rất khó tưởng tượng ra được một bức tranh tiêu biếu sẽ trông như thế nào

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

a. Liệt kê tên các bức ảnh và nội dung minh họa (nếu có) trong văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam theo trình tự các đề mục trong bảng sau (làm vào vở).

TT Đề mục Hình minh họa (số) Lời ghi chú trong hình
1 Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh    
2 Sắc màu bình dị, ấm áp    
3 Chế tác khéo léo, công phu    
4 Rộn ràng tranh Tết    
5 Lưu giữ và phục chế    

b. Các mục 4 và 5 chưa có hình minh họa. Nếu được sử dụng hình bên phải (Hình 1), em sẽ dùng để minh họa cho mục 4 hay mục 5? Giải thích lí do.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 90 Tập 1 - Chân trời sáng tạo

Trả lời:

a)

STT Đề mục Hình minh họa (số) Lời ghi chú trong hình
1 Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh 1,2 Trâu xem, lợn đàn
2 Sắc màu bình dị, ấm áp
3 Chế tác khéo léo, công phu 3 Đám cưới chuột
4 Rộn ràng tranh Tết
5 Lưu giữ và phục chế

b)

Bức tranh sẽ được dùng để minh họa cho mục 5 vì hình ảnh này sẽ làm ho người đọc thấy rằng tranh Đồng Hồ đang được nhiều người cố gắng gìn giữ như thế nào. Các bức tranh vẫn còn tồn tại mãi với vẻ đẹp, đặc trưng vốn có và rất cần đươc phát triển

Câu 3 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Dưới đây là ảnh chụp 4 tấm ván khắc với 4 màu khác nhau để in tranh Đông Hồ (Hình 2). Theo bạn:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 90 Tập 1 - Chân trời sáng tạo

a. Bộ ván khắc này được dùng để in bức tranh nào trong các tranh minh họa văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam?

b. Tấm ảnh về bộ ván này trên được dùng để minh họa cho đoạn nào trong văn bản nêu trên là phù hợp nhất? Vì sao?

c. Nếu được sử dụng, nên ghi chú thích cho hình này như thế nào?

Trả lời:

a. Bộ ván khắc này được dùng để in bức tranh Đám cưới chuột trong văn bản

b. Bức ảnh này nên được dùng cho đề mục: Chế tác khéo léo công phu. Vì đoạn này là nói đến quy trình và cách làm ra một bức tranh Đông Hồ, búc ảnh sẽ giúp mọi người dẽ hiểu hơn về công đoạn cũng như dụng cụ làm tranh

c. Chú thích : Những tấm ván khắc để in tranh.

Câu 4 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Dựa vào hình minh họa trang 86, nêu tên một số loại hiện vật được ghi lại trong ảnh và cho biết các chi tiết trong hình có tác dụng hỗ trợ cho phần lời trong văn bản 2 thế nào.

Trả lời:

+ Các hiện vật được ghi lại: quạt, bằng khen, cúp, đàn nhị, đan đáy, các loại sách, tài liệu về nghệ thuật Cải Lương

+ Các chi tiết này giúp làm rõ rành hình ảnh khu trưng bày của nhà hát được nói đến trong bản tin

Từ đọc đến viết (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Viết bản tin (khoảng 200 chữ, có thể sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) về một hoạt động hay sự kiện văn hóa, giáo dục mới diễn ra trong nhà trường hoặc tại địa phương của bạn.

Nam Định không tổ chức lễ khai ấn đền Trần

Vào ngày 13/2/2022, UBND tỉnh Nam Định đã ra công văn quyết định không tổ chức lễ khai ấn đền Trần trong hai ngày 14 và 15/2nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh .Theo đó, các bô lão dòng họ nhà Trần sẽ tổ chức nghi lễ khai ấn vào đêm 14 tháng Giêng để giữ gìn truyền thống nhưng chỉ thực hiện các nghi lễ cơ bản và không mời khách, kể cả lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo TP cũng sẽ không tham dự nghi lễ khai ấn. Đền Trần ( Trần Miếu) là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Tràn đã bị quân MInh phá hủy vào thế kỷ XV.Lễ hội Đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công của 14 vị vua.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 Chân trời sáng tạo hay khác: