Bài 2: Phản ứng oxi hóa – khử

Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 8 Chương 5 (Đề 3)

Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 8 Chương 5 (Đề 3)

Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà Nội ( học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, luyện thi vào 10 , lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)

Câu 1: Hãy cho biết trong những phản ứng oxi hoá học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá – khử? Lợi ích và tác hại của mỗi phản ứng?

     Đốt than trong lò: C + O2 −to→ CO2

     Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyên kim:

Fe2O3 + 3CO −to→ 2Fe + 3CO2

     Nung vôi: CaCO3 −to→ CaO + CO2

     Sắt bị gỉ trong không khí:

4Fe + 3O2 −to→2Fe2O3.

Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hidro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2 gam sắt.

     Viết phương trình hoá học của phản ứng đã xảy ra.

     Tính khối lượng sắt(III) oxit đã phản ứng.

     Tính thể tích khí hidro đã tiêu thụ (ở đktc).

Đáp án và hướng dẫn giải Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 8 Chương 5 (Đề 3)

Câu 1: Phản ứng oxi hoá – khử: đốt than trong lò, dùng cacbon oxit khử sắt(III) oxit trong luyện kim, sắt bị gỉ trong không khí.

Phản ứng a có lợi: sinh ra nhiệt để sản xuất, phục vụ đời sống; tác hại: tạo ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường.

Phản ứng b có lợi: luyện quặng sắt thành sắt, điều chế sắt; tác hại: sinh ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường.

Phản ứng d có hại: làm sắt bị gỉ dẫn đến hư hại các công trình xây dựng, các dụng cụ và đồ dùng bằng sắt.

Câu 2:

     Phương trình hoá học:

     3H2 + Fe2O3 −to→ 2Fe + 3H2O (1)

(mol) 0,3 0,1      ← 0,2

     Ta có: nFe = 11,2/56 = 0,2 (mol).

Từ (1) → nFe = 0,1 (mol) → mFe = 0,1 x 56 = 5,6 (gam)

     Từ (1) → nH2= 0,3 (mol)

→ VH2= 22,4 x nH2= 22,4 x 0,3 = 6,72 (lít).