Đề kiểm tra 15 phút Toán 7 Chương 4 Đại Số (phần Đa thức – Trắc nghiệm 1)

Đề kiểm tra Học kì 2 – Năm học ….

Môn Toán 7 – Đại Số

Thời gian làm bài: 15 phút

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1: Đa thức 2x + 1 = 0 có nghiệm là:

A. x = 1/2         B. x = -1/2

C. x = -2         D. x = -1

Câu 2: Giá trị x = 2 là nghiệm của đa thức:

A. x2-2x         B. 2x + x2

C. x2-1/2 x         D. x + 2

Câu 3: Nghiệm của đa thức f(x) = x2 + 1 là:

A. x = 1         B. x = -1

C. x = ±1         D. Không có nghiệm

Câu 4: Cho đa thức g(x) = x2 – 4. Nghiệm của g(x) là:

A. x = ±2         B. x = 2

C. x = -2         D. Không có nghiệm

Câu 5: Cho hai đa thức f(x) = 2x2 – 5x – 3 và g(x) = -2x2– 2x + 1. Nghiệm của đa thức f(x) + g(x) = 0 là:

Đề kiểm tra Toán 7 có đáp án và thang điểm | Đề kiểm tra 15p, 1 tiết Toán 7 Đại số và Hình học

Câu 6: Cho các đa thức sau f(x) = – x – 3, g(x) = x2 + 3, h(x) = x2-9, k(x) = x2-2x-15. Số các đa thức nhận x = -3 là nghiệm trong các đa thức trên là:

A. 1     B. 2     C. 3     D. 4

Câu 7: Xác định hệ số a để đa thức P(x) = x2-5x + a có một nghiệm là 2

A. a = 4     B. a = 5     C. a = 6     D. a = 7

Câu 8: Cho đa thức P(x) = x2 + 2ax. Biết 2P(1) = P(3). Tính a?

Đề kiểm tra Toán 7 có đáp án và thang điểm | Đề kiểm tra 15p, 1 tiết Toán 7 Đại số và Hình học

Câu 9: Gọi a là nghiệm của đa thức f(x) = 3x + 1, b là nghiệm của đa thức g(x) = – x – 1/2. Kết luận nào sau đây là đúng về a và b

A. a > b     B. a < b

C. a = b     D. Không kết luận được

Câu 10: Cho đa thức f(x) = 2x2 – 18. Kết luận nào sau đây là sai về đa thức f(x).

A. Đa thức f(x) là đa thức một biến có bậc là 2

B. Đa thức f(x) có hai nghiệm là x = ±3

C. Đa thức f(x) có hệ số bậc cao nhất là -18, hệ số tự do là 2

D. Tổng các nghiệm của đa thức f(x) bằng 0

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm

1 2 3 4 5
B A D A C
6 7 8 9 10
C C B A C

Câu 1: Ta có 2x + 1 = 0 ⇒ 2x = -1 ⇒ x = -1/2 . Chọn B

Câu 2: Thay x = 2 vào đa thức x2 – 2x ta có 22 – 2.2 = 0 nên x = 2 là nghiệm của x2 – 2x. Chọn A

Câu 3: Ta có x2 ≥ 0 ⇒ x2 + 1 > 0. Đa thức vô nghiệm. Chọn D

Câu 4:

Thay x = 2 vào g(x) ta có g(2) = 22 – 4 = 0

Thay x = -2 vào g(x) ta có g(-2) = (-2)2 – 4 = 0

Nên x = ±2 là nghiệm của g(x). Chọn A

Câu 5: Ta có f(x) + g(x) = (2x2 – 5x – 3) + (-2x2 – 2x + 1) = -7x – 2

Cho -7x – 2 = 0 ⇒ x = -2/7. Chọn C

Câu 6: Ta có

f(-3) = – (-3) – 3 = 0,

g(-3) = (-3)2 + 3 = 12,

h(-3) = (-3)2 – 9 = 0,

k(-3) = (-3)2-2.(-3) – 15 = 0

Nên x = -3 là nghiệm của f(x), g(x), k(x). Chọn C

Câu 7: Để x = 2 là nghiệm của đa thức P(x) = x2 – 5x + a thì P(2) = 0

Khi đó ta có 22 – 5.2 + a = 0 ⇒ -6 + a = 0 ⇒ a = 6. Chọn C

Câu 8: Ta có P(1) = 1 + 2a, P(3) = 9 + 6a.

Vì 2P(1) = P(3) ⇒ 2(1 + 2a) = 9 + 6a ⇒ 2 + 4a = 9 + 6a ⇒ a = -7/2. Chọn B

Câu 9: Chọn A

Đề kiểm tra Toán 7 có đáp án và thang điểm | Đề kiểm tra 15p, 1 tiết Toán 7 Đại số và Hình học

Câu 10: Đa thức f(x) có hệ số bậc cao nhất là 2, hệ số tự do là -18. Chọn C