Đề kiểm tra Sinh học 6 học kì 2 (Đề 5)

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Nhóm thực vật nào dưới đây có quả thích nghi với hình thức phát tán nhờ động vật?

A. hoa sữa, tram bầu, cải, thìa là, chi chi

B. ké đầu ngựa, thìa là, cải, cúc tần

C. ổi , dưa hấu, ké đầu ngựa, trinh nữ, hồng xiêm

D. hạt hoa sữa, bưởi, bồ công anh, na, mít

Câu 2 : Nhóm nào dưới đây gồm những cây có quả thích nghu với hình thức tự phát tán ?

A. trinh nữ, đỗ xanh, bồ công anh, mướp

B. cải, chò, phượng vĩ, ké đầu ngựa

C. xoài, dưa hấu, trâm bầu, đậu đen

D. cải, đậu xanh, chi chi, đậu bắp

Câu 3 : Hãy chú thích thay cho các số trong “hình 1 : quá trình thụ phấn và thụ tinh”

Đề kiểm tra Sinh học 6 có đáp án

Câu 4 : Có bao nhiêu vai trò dưới đây nói về vai trò của tảo đối với con người nói riêng và sinh giới nói chung ?

(1) làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp

(2) quang hợp thải ra khí oxi giúp cho sự hô hấp của sinh vật

(3) là người thức ăn cho người và nhiều động vật khác

(4) dùng làm phân bón, làm thuốc…

A.1              B.2              C.3              D.4

Câu 5 : Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu su : cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm …(1)…, …..(2)….và chưa có …(3)..thật sự. Rêu sinh sản bằng….(4)….được chứa trong túi bào tử, cơ quan này nằm ở….(5)…của cây rêu

A. (1) : lá ; (2) : thân ; (3) : rễ ; (4) : nảy chồi ; (5) : gốc

B. (1) : rễ ; (2) : thân ; (3) : lá ; (4) : nảy chồi ; (5) : mặt dưới lá

C. (1) : lá ; (2) : thân ; (3) : rễ ; (4) : bào tử ; (5) : mặt dưới lá

D. (1) : thân ; (2) : lá ; (3) : rễ ; (4) : bào tử ; (5) : ngọn

Câu hỏi tự luận

Câu 1 : Nối nội dung của cột A với nội dung cột B để hoàn thành kết quả quá trình thụ tinh , kết quả và tạo hạt

Cột A Cột B
1. Hợp tử phát triển thành a. Quả chứa hạt
2. Noãn phát triển thành b. Vỏ hạt
3. Vỏ noãn phát triển thành c. Hạt chứa phôi
4. Bầu phát triển thành d. phôi

Câu 2 : Hãy chọn những từ ngữ thích hợp sau đây ( ống phấn, tê bào sinhd ục cái, hạt phấn ) để điển vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của đoạn văn sau :

         Ở thực vật có hoa, sau khi thụ phấn trên đầu nhụy có rất nhiều hạt phấn. Mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành một…(1)…Sau đó, ..(2)…được chuyển đến phấn đầu của ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu nhụy, sau đó phần đầu của ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào …(3)..khi tiếp xúc.

Câu 3 : Trình bày các cách dinh dưỡng của vi khuẩn

Câu 4 : Cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2017 tại Phú Yên, tôm hùm nuôi tại vùng nuôi thuộc thôn Phú Mỹ xã Xuân Phương xảy ra hiện tượng tôm chết hàng loạt, nguyên nhân được đưa ra nói do “tảo nở hoa”. Theo em hiện tượng trên có dẫn đến ô nhiễm môi trường không ?

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:C Câu 2: D Câu 3: Chú thích 1. bao phấn

2. hạt phấn

3. hạt phấn nảy mầm

4. ống phấn

5. tế bào sinh dục đực

6. đầu nhụy

7. vòi nhụy

8. bầu nhụy

9. noãn

10. tế bào sinh dục cái

Câu 4: D

Câu 5: D

Câu hỏi tự luận

Câu 1:

   1.d, 2.c, 3.b, 4.a

Câu 2:

   (1): ống phấn, (2): tế bào sinh dục đực; (3): noãn

Câu 3:

   – hoại sinh : hầu hết vi khuẩn không màu không có chất diệp lục như ở thực vật nên những vi khuẩn này không tự chế được chất hữu cơ, chúng phải sống bằng các chất hữu cơ có sẵn trong xác động vật, thực vật đang phân hủy ( hoại sinh)

   – kí sinh: vi khuẩn sống nhờ trên cơ thể sống khác

   – tự dưỡng: một số vi khuẩn có khả năng tự dưỡng ( 2 nhóm)

      + nhóm vi khuẩn quang hợp chế tạo thức ăn từ chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời: đó là các vi khuẩn có chứa chất màu xanh hoặc màu tía đặc trưng của vi khuẩn, và không phải là chất diệp lục như ở thực vật. chúng còn được gọi là vi khuẩn hiếu khí

      + nhóm vi khuẩn hóa tổng hợp sử dụng năng lượng sinh ra từ các phản ứng oxi hóa các chất vô cơ như để chế tạo ra chất hữu cơ. Những vi khuẩn thuộc nhóm này sống trong điều kiện thiếu ánh sáng, chúng không đòi hỏi sự có mặt của oxi trong không khí: chúng là những vi khuẩn kị khí

Câu 4:

   Một số tảo đơn bào sinh sản nhanh gây hiện tượng “ tảo nở hoa”, khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn gây chết tôm ca, dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng