Đề kiểm tra Sinh học 6 học kì 1 (Đề 3)

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1 : Nhóm nào dưới đây gồm những cây có hoa thụ phấn chủ yếu nhờ sâu bọ ?

A. Thầu dầu, trầu không, phi lao, ngô

B. Chà là, hướng dương, huệ, lúa

C. Nhài, ngô, dừa, bồ công anh, phong lan

D. Hướng dương, phong lan, dạ hương, quỳnh

Câu 2: ở thực vật hoa tự thụ phấn có đặc điểm

A. Hoa lưỡng tính, thời gian chín của nhị và nhụy không đồng thời nhau

B. Hoa đơn tính, thời gian chin của nhị đồng thời so với nhụy

C. Hoa lưỡng tính, thời gian chin của nhị đồng thời so với nhụy

D. Hoa đơn tính, thời gian chín của nhị và nhụy không đồng thời nhau

Câu 3: ở thực vật, hoa đơn tính là:

A.hoa có đủ nhị và nhụy

B.hoa thiếu nhị hoặc nhụy

C.hoa có nhị tiêu giảm

D. hoa có nhụy tiêu giảm

Câu 4: ở thực vật hoa lưỡng tính là:

A.hoa có đủ nhị và nhụy

B.hoa chỉ có nhị

C.hoa chỉ có nhụy

D. hoa có nhị và nhụy tiêu giảm

Câu 5: Quan sát hình dưới đây và ghi chú thích cho hình

Đề kiểm tra Sinh học 6 có đáp án

Câu hỏi tự luận

Câu 1: Hoàn thành bảng dưới đây về những đặc điểm khác biệt giữa hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió

STT Đặc điểm Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ Hoa thụ phấn nhờ gió
1 Bao hoa    
2 Nhị hoa    
3 Nhụy hoa    
4 Đặc điểm khác    

Câu 2: Trình bày các cách sinh sản sinh dưỡng do con người?

Câu 3: Thụ phấn là gì ? phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn

Câu 4: Trình bày đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

Câu 5: Cho hình ảnh một số loại cây dưới đây

Đề kiểm tra Sinh học 6 có đáp án

Nhìn vào hình ảnh trên em hãy hoàn thành bảng sau :

Loại rễ Hình số
Rễ củ  
Rễ móc  
Rễ thở  
Giác mút  

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: A Câu 5:

1. hạt phấn

2. bao phấn cắt ngang

3. chỉ nhị

4. đầu nhụy

5. vòi nhụy

6. bầu nhụy

7. noãn

Câu hỏi tự luận

Câu 1:

STT Đặc điểm Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ Hoa thụ phấn nhờ gió
1 Bao hoa Đầy đủ hoặc có cấu tạo phức tạp, thường có màu sắc sặc sỡ Đơn giản hoặc tiêu biến, không có màu sắc sặc sỡ
2 Nhị hoa Có hạt phấn to, dính và có gai Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng; hạt phấn rất nhiều, nhỏ, nhẹ
3 Nhụy hoa Đầu nhụy thường có chất dinh Đầu nhụy dài, bề mặt tiếp xúc lớn, thường có long quét
4 Đặc điểm khác Có Hương thơm, mật ngọt Hoa thường mọc ở ngọn cây hoặc đầu cành

Câu 2:

Giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính là các sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra, nhằm mục đích nhân giống cây trồng

   – Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triền thành cây mới

   – Chiết cành là làm cho cây ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới

   – Ghép cây là đêm cành ( cành ghép) hoặc mắt ghép, chồi ghep) của cây này ghép vào cây khác cùng loại ( góc ghép) để cho cành ghép hoặc mắt ghép tiếp tục phát triển

   – Khi mắt ghép phát triền được một thời gian, người ta cắt phần trên của gốc ghép để chất dinh dưỡng tập trung nuôi mắt ghép

Câu 3:

   – Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp cú với đầu nhụy

   – Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn

      + hoa tự thụ phấn là hoa rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó

      + hoa giao phấn: ở những hoa đơn tính và những có lưỡng tính có nhị và nhụy chín không cùng một lúc, sự thụ phấn của chúng buộc phải thực hiện giữa các hoa, Đó là hoa giao phấn

Câu 4:

Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: những hoa thụ phấn nhờ sau bọ thường có màu sắc sặc sỡ, có Hương thơm , mật ngot, hạt phán to và có gai, đầu nhụy có chất dinh dưỡng

Câu 5:

Loại rễ Hình số
Rễ củ Hình 4
Rễ móc Hình 2
Rễ thở Hình 1
Giác mút Hình 3