Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Biểu diễn lực – Kết nối tri thức

Lý thuyết KHTN 6 Bài 41: Biểu diễn lực (hay, chi tiết)

I. Các đặc trưng của lực

1. Độ lớn của lực

– Độ mạnh hay yếu của một lực được gọi là độ lớn của lực.

Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Biểu diễn lực - Kết nối tri thức

2. Đơn vị lực và dụng cụ đo lực

– Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị lực là niuton, kí hiệu là N.

 

Độ lớn lực của cậu bé tác dụng lên thùng hàng khoảng 70 N.

– Dụng cụ đo lực là lực kế.

Ví dụ:

Dùng lực kế đo độ lớn của lực để kéo hộp bút của em khoảng 2,3 N.

3. Phương và chiều của lực

Mỗi lực có phương và chiều xác định.
Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Biểu diễn lực - Kết nối tri thức

II. Biểu diễn lực

Dùng mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực:

– Gốc của mũi tên: có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.

– Phương và chiều của mũi tên: là phương và chiều của lực.

– Độ dài của mũi tên: biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.

Ví dụ: 

Biểu diễn lực nâng thùng hàng theo phương thẳng đứng có độ lớn 100N, quy ước 1 cm ứng với 50 N như sau:

– Điểm đặt: tại mép vật.

– Phương: thẳng đứng.

– Chiều: từ dưới lên trên.

– Độ lớn: 100N (mũi tên dài 2 cm).


 

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 41: Biểu diễn lực (có đáp án)

Câu 1: Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là?

A. Lực kế

B. Tốc kế

C. Nhiệt kế

D. Cân

Câu 2: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

A. Hướng của lực

B. Điểm đặt, phương, chiều của lực.

C. Điểm đặt, phương, độ lớn của lực.

D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.

Câu 3: Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm

A. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

B. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

C. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.

D. Phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới.

Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của lực?

A. Kilôgam (kg)

B. Centimét (cm)

C. Niuton (N)

D. Lít (L)

Câu 5: Phát biểu nào sau đây, mô tả đúng đặc điểm của lực trong hình vẽ (1 đoạn ứng với 1 N)?

A. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N.

B. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 600, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N.

C. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 600, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N.

D. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N.

Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Biểu diễn lực – Kết nối tri thức