Bài 5: Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999

Bài 1 trang 8 Tập bản đồ Địa Lí 9: Quan sát kĩ hai tháp dân dưới đây:

-Em hãy hoàn thành bảng sau:

Năm 1989 Năm 1999
Hình dạng của tháp …………………………………. ………………………………….
Cơ cấu dân số theo độ tuổi …………………………………. ………………………………….
Từ 0 đến 14 tuổi …………………………………. ………………………………….
Từ 15 đến 59 tuổi …………………………………. ………………………………….
Từ 60 tuổi trở lên …………………………………. ………………………………….
Tỉ lệ dân số phụ thuộc …………………………………. ………………………………….

-Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.

Lời giải:

Năm 1989 Năm 1999
Hình dạng của tháp Hình tam giác, sườn dốc, đáy rộng, đỉnh nhọn. Hình tam giác, sườn dốc, đáy rộng, nhưng bắt đầu thu nhỏ ở nhóm tuổi (0-5), đỉnh nhọn.
Cơ cấu dân số theo độ tuổi
Từ 0 đến 14 tuổi 39% 33,5%
Từ 15 đến 59 tuổi 53,8% 58,4%
Từ 60 tuổi trở lên 7,2% 8,1%
Tỉ lệ dân số phụ thuộc 46,2% 41,6%

– Nhận xét: Từ năm 1989 đến năm 1999, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi ở nước ta có sự thay đổi.

+ Nhóm tuổi 0 – 14 giảm, từ 39% năm 1989 xuống còn 33, 5% năm 1999 (giảm 5, 5%), do thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

+ Nhóm tuổi 15 – 59 tăng, từ 53,8% năm 1989 lên 58,4% năm 1999 (tăng 4,6%) , do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

+ Nhóm tuổi trên 60 tăng, từ 7,2% năm 1989 lên 8,1% năm 1999 (tăng 0,9%) , do chất lượng cuộc sống được cải thiện; những tiến bộ của ngành y tế …

+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc: do kết quả của sự thay đổi dân số theo nhóm tuổi nên tỉ lệ dân số phụ thuộc cũng giảm 4,6%.

Bài 2 trang 8 Tập bản đồ Địa Lí 9: Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội? Cần có những biện pháp gì để khắc phục các khó khăn này?

Lời giải:

– Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào.

+ Nguồn dự trữ lao động hung hậu

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

– Khó khăn:

+ Vấn đề giải quyết việc làm.

+ Nâng cao mức sống cho người lao động.

– Biện pháp:

+ Đẩy mạnh công cuộc kế hoạch kế hoạch hóa gia đình.

+ Tập trung vào những vùng có tỉ lệ sinh cao nhưu miền núi, hải đảo, nông thôn.

+ Kiểm soát tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.