Giải bài tập SGK toán 8 tập 2 Phần Đại số- Chương 3-Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0

Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 2 Bài 3 trang 11: Hãy nêu các bước chủ yếu để giải phương trình trong hai ví dụ trên.

Lời giải

Các bước chủ yếu để giải phương trình trong ví dụ 1:

– Thực hiện phép tính để bỏ dấu ngoặc

– Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hằng số sang vế kia

– Thu gọn và giải phương trình nhận được

Các bước chủ yếu để giải phương trình trong ví dụ 2:

– Quy đồng mẫu hai vế

– Nhân hai vế với mẫu để khử mẫu

– Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hằng số sang vế kia

Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 2 Bài 3 trang 12: Giải phương trình:

Để học tốt Toán 8 | Giải toán lớp 8

Lời giải

Để học tốt Toán 8 | Giải toán lớp 8

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 25/11

Bài 10 (trang 12 SGK Toán 8 tập 2): Tìm chỗ sai và sửa lại các bài giải sau cho đúng:

Giải bài 10 trang 12 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

Lời giải:

a) Lỗi sai: Khi chuyển vế hạng tử -x từ vế phải sang vế trái và hạng tử -6 từ vế trái sang vế phải không đổi dấu của hạng tử đó.

Sửa lại:

3x – 6 + x = 9 – x

⇔ 3x + x + x = 9 + 6

⇔ 5x = 15

⇔ x = 3.

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 3.

b) Lỗi sai: Khi chuyển vế hạng từ -3 từ vế trái sang vế phải mà không đổi dấu.

Sửa lại:

2t – 3 + 5t = 4t + 12

⇔ 2t + 5t – 4t = 12 + 3

⇔ 3t = 15

⇔ t = 5.

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất t = 5.

Kiến thức áp dụng

+ Trong một phương trình, ta có thể chuyển vế một hạng tử từ vế này sang vế khác và đổi dấu hạng tử đó.

Bài 11 (trang 13 SGK Toán 8 tập 2): Giải các phương trình:

Giải bài 11 trang 13 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

Lời giải:

a) 3x – 2 = 2x – 3

⇔ 3x – 2x = -3 + 2

⇔ x = -1.

Vậy phương trình có nghiệm x = -1.

b) 3 – 4u + 24 + 6u = u + 27 + 3u

⇔ -4u + 6u – u – 3u = 27 – 3 – 24

⇔ -2u = 0

⇔ u = 0.

Vậy phương trình có nghiệm u = 0.

c) 5 – (x – 6) = 4.(3 – 2x)

⇔ 5 – x + 6 = 12 – 8x

⇔ -x + 8x = 12 – 5 – 6

⇔ 7x = 1

⇔ Giải bài 11 trang 13 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

Vậy phương trình có nghiệm Giải bài 11 trang 13 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

d) -6(1,5 – 2x) = 3(-15 + 2x)

⇔ -6.1,5 + (-6).(-2x) = 3.(-15) + 3.2x

⇔ -9 + 12x = -45 + 6x

⇔ 12x – 6x = -45 + 9

⇔ 6x = -36

⇔ x = -6.

Vậy phương trình có nghiệm x = -6.

e) 0,1 – 2(0,5t – 0,1) = 2(t – 2,5) – 0,7

⇔ 0,1 – 2.0,5t + 2.0,1 = 2t – 2.2,5 – 0,7

⇔ 0,1 – t + 0,2 = 2t – 5 – 0,7

⇔ 0,1 + 0,2 + 5 + 0,7 = 2t + t

⇔ 6 = 3t

⇔ t = 2.

Vậy phương trình có nghiệm t = 2.

Giải bài 11 trang 13 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

Vậy phương trình có nghiệm x = 5.

Kiến thức áp dụng

+ Để giải các phương trình, ta thường đưa chúng về các dạng đã biết cách giải bằng cách bỏ dấu ngoặc hoặc quy đồng.

Lưu ý: Khi trước dấu ngoặc là dấu – thì khi bỏ dấu ngoặc ta phải đổi dấu tất cả các hạng tử.

+ Khi đưa được phương trình về dạng bậc nhất, ta áp dụng các quy tắc chuyển vế, nhân chia với cùng một số khác 0 để giải phương trình.

Bài 12 (trang 13 SGK Toán 8 tập 2): Giải các phương trình:

Giải bài 12 trang 13 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

Lời giải:

Giải bài 12 trang 13 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

⇔ 2(5x – 2) = 3(5 – 3x)

⇔ 10x – 4 = 15 – 9x

⇔ 10x + 9x = 15 + 4

⇔ 19x = 19

⇔ x = 1

Vậy phương trình có nghiệm x = 1

Giải bài 12 trang 13 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

⇔ 30x + 9 = 36 + 24 + 32x

⇔ 30x – 32x = 36 + 24 – 9

⇔ -2x = 51

⇔ x = -25.5

Vậy phương trình có nghiệm x = -25.5

Giải bài 12 trang 13 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

⇔ 35x – 5 + 60x = 96 – 6x

⇔ 35x + 60x + 6x = 96 + 5

⇔ 101x = 101

⇔ x = 1

Vậy phương trình có nghiệm x = 1

Giải bài 12 trang 13 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

⇔ 12.(0,5 – 1,5x) = -(5x – 6)

⇔ 6 – 18x = -5x + 6

⇔ -18x + 5x = 6 – 6

⇔ -13x = 0

⇔ x = 0

Vậy phương trình có nghiệm x = 0.

Kiến thức áp dụng

+ Để giải các phương trình, ta thường đưa chúng về các dạng đã biết cách giải bằng cách bỏ dấu ngoặc hoặc quy đồng.

Lưu ý: Khi trước dấu ngoặc là dấu – thì khi bỏ dấu ngoặc ta phải đổi dấu tất cả các hạng tử.

+ Khi đưa được phương trình về dạng bậc nhất, ta áp dụng các quy tắc chuyển vế, nhân chia với cùng một số khác 0 để giải phương trình.

 

Bài 13 (trang 13 SGK Toán 8 tập 2): Bạn Hòa giải phương trình x(x + 2) = x(x + 3) như trên hình. Theo em, bạn Hòa giải đúng hay sai?

Giải bài 13 trang 13 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

Em sẽ giải phương trình đó như thế nào?

Lời giải:

– Bạn Hòa giải sai.

Lỗi sai: Ở bước thứ hai, không thể chia hai vế của phương trình cho x vì ta chưa biết x có khác 0 hay không.

– Sửa lại:

Giải bài 13 trang 13 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

Vậy nghiệm của phương trình là x = 0

Kiến thức áp dụng

Trong một phương trình ta có thể nhân hoặc chia cả hai vế với cùng một số khác 0.

Nếu muốn nhân hoặc chia cả hai vế của phương trình với một biểu thức chứa biến, ta phải xét trường hợp khi biểu thức đó bằng 0 và khi biểu thức đó khác 0.