Giải bài tập SGK toán 7 tập 2 Phần Hình học- Chương 3-Bài tập Ôn cuối năm Phần Hình Học

Bài 1 (trang 90-91 SGK Toán 7 tập 2): Cho điểm M và hai đường thẳng a, b không song song với nhau (h.59).

a) Vẽ đường thẳng MH vuông góc với a (H ∈ a), MK vuông góc với b (K ∈ b). Nêu cách vẽ.

b) Qua M vẽ đường thẳng xx’ song song với a và đường thẳng yy’ song song với b. Nêu cách vẽ.

c) Nêu tên các cặp góc bằng nhau, bù nhau.

Giải bài 1 trang 90 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Hình 59

Lời giải:

a) Sử dụng êke

Giải bài 1 trang 90 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Trước hết, ta nêu cách vẽ một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước

Cách vẽ dùng êke và thước kẻ:

– Cho trước đường thẳng a và M ∉ a.

Đặt một lề êke trùng với a, dịch chuyển êke trên a sao cho lề thứ hai của êke sát vào M

– Vẽ đường thẳng sát lề thứ hai của êke qua M cắt a tại H, ta được MH ⏊ a tại H ∈ a

Tương tự vẽ MK ⏊ b tại K ∈ b.

b) Sử dụng êke

Giải bài 1 trang 90 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

* Để vẽ đường thẳng xx’ đi qua M và song song với a, ta chỉ cần vẽ đường thẳng vuông góc với MH.

Thật vậy vì xx’ ⏊ MH, MH ⏊ a ⇒ xx’ // a.

Cách vẽ:

Đặt ê ke sao cho đỉnh góc vuông trùng với điểm M, một cạnh góc vuông trùng với MH.

Vẽ đoạn thẳng trùng với cạnh góc vuông còn lại của eke.

Kéo dài đoạn thẳng ta được đường thẳng xx’ cần vẽ.

* Tương tự với đường thẳng yy’

c)

Giả sử a cắt yy’ tại E và b cắt xx’ tại F.

– Một số cặp góc bằng nhau:

Giải bài 1 trang 90 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Bài 2 (trang 91 SGK Toán 7 tập 2): Xem hình 60.

a) Giải thích vì sao a//b.

b) Tính số đo góc NQP.

Giải bài 2 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Lời giải:

a) Hai đường thẳng a và b cùng vuông góc với đường thẳng MN nên a // b.

b) Ta có: Giải bài 2 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7 là hai góc trong cùng phía tạo bởi đường thẳng PQ cắt hai đường thẳng song song nên chúng bù nhau.

Giải bài 2 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Kiến thức áp dụng

+ Tính chất: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

+ Tính chất hai đường thẳng song song: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì các cặp góc trong cùng phía bù nhau.

Bài 3 (trang 91 SGK Toán 7 tập 2): Hình 61 cho biết a // b, góc C = 44o, góc D = 132o. Tính số đo góc COD.

(Hướng dẫn: Vẽ đường thẳng song song với đường thẳng a và đi qua điểm O).

Lời giải:

Giải bài 3 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Vẽ tia Ot // a (Ot nằm ở miền trong góc nhọn COD).

Giải bài 3 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

(hai góc so le trong)

+ b // Ot. Mà góc tOD và góc OPb là hai góc trong cùng phía

Giải bài 3 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Kiến thức áp dụng

+ Áp dụng tính chất hai đường thẳng song song: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc trong cùng phía bù nhau, hai góc so le trong bằng nhau.

Bài 4 (trang 91 SGK Toán 7 tập 2): Cho góc vuông xOy, điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy. Đường trung trực của đoạn thẳng OA cắt Ox ở D, đường trung trực của đoạn thẳng OB cắt Oy ở E. Gọi C là giao điểm của hai đường trung trực đó. Chứng minh rằng:

a) CE = OD;     b) CE ⊥ CD;

c) CA = CB;     d) CA // DE;

e) Ba điểm A, B, C thẳng hàng.

Lời giải:

Giải bài 4 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

a) EC //Ox (cùng vuông góc Oy) (cặp góc so le trong).

DC // Oy (cùng vuông góc Ox) (cặp góc so le trong)

Xét ∆CDE và ∆OED có :

Giải bài 4 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

⇒ ∆CDE = ∆OED (g.c.g)

⇒ CE = OD và DC = OE (hai cạnh tương ứng)

b) Vì ∆CDE = ∆OED

Giải bài 4 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

⇒ CE ⊥ CD

c) Hai tam giác vuông ΔBEC và ΔCDA có :

CD = BE (= OE)

CE = AD (= OD)

⇒ ∆BCE = ∆CDA (hai cạnh góc vuông)

⇒ CB = CA (hai cạnh tương ứng)

d) Hai tam giác vuông ΔDCE và ΔCDA có :

CD chung

CE = AD (= OD)

⇒ ∆DCE = ∆CDA (hai cạnh góc vuông)

Giải bài 4 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

e) Chứng minh tương tự như d suy ra CB // DE.

Do đó theo tiên đề Ơ-clit ta suy ra hai đường thẳng BC và CA trùng nhau hay A, B, C thẳng hàng.

Kiến thức áp dụng

+ Các trường hợp bằng nhau của tam giác.

+ Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

+ Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song tạo ra các cặp góc so le trong bằng nhau. Ngược lại nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng và có hai góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song.

+ Dựa vào tiên đề Ơ – clit : Qua một điểm nằm ngoài đường thẳng có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

Bài 5 (trang 91 SGK Toán 7 tập 2): Tính số đo x trong mỗi hình 62, 63, 64:

Giải bài 5 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Lời giải:

+ Hình 62:

• ∆ABC có AC = AB ⟹ ∆ABC cân tại A Giải bài 5 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

• ∆ABC vuông tại A Giải bài 5 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7 (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau) hay

Giải bài 5 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Giải bài 5 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

+ Hình 63: Vẽ tia Ct // BA ( tia BA và tia Ct thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ BC)

Giải bài 5 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Giải bài 5 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

+ Hình 64:

Giải bài 5 trang 91 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Kiến thức áp dụng

+ Trong một tam giác, tổng ba góc bằng 180º. Trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.

+ Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau. Trong tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau.

+ Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song tạo ra các cặp góc so le trong, các cặp góc đồng vị bằng nhau.

Bài 6 (trang 92 SGK Toán 7 tập 2): Cho tam giác ADC (AD = DC) có góc ACD = 31o. Trên cạnh AC lấy một điểm B sao cho góc ABD = 88o. Từ C kẻ một tia song song với BD cắt tia AD ở E.

a) Hãy tính các góc DCE và DEC.

b) Trong tam giác CDE, cạnh nào lớn nhất? Tại sao?

Lời giải:

Giải bài 6 trang 92 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7Giải bài 6 trang 92 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Kiến thức áp dụng

+ Trong tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau.

+ Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc so le trong bằng nhau.

+ Trong một tam giác, góc ngoài tại mỗi đỉnh bằng tổng hai góc trong không kề với nó.

+ Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.

Bài 7 (trang 92 SGK Toán 7 tập 2): Từ một điểm M trên tia phân giác của góc nhọn xOy, kẻ đường vuông góc với cạnh Ox (tại A), đường thẳng này cắt cạnh Oy tại B.

a) Hãy so sánh hai đoạn thẳng OAvà MA.

b) Hãy so sánh hai đoạn thẳng OB và OM.

Lời giải:

Giải bài 7 trang 92 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7Giải bài 7 trang 92 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Kiến thức áp dụng

+ Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn. Do đó cạnh đối diện với góc tù (hoặc góc vuông) là cạnh lớn nhất.

+ Trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.

+ Trong một tam giác, góc ngoài tại mỗi đỉnh bằng tổng hai góc trong không kề với nó.

Bài 8 (trang 92 SGK Toán 7 tập 2): Cho tam giác ABC vuông tại A; đường phân giác BE. Kẻ EH vuông góc với BC (H ∈ BC). Gọi K là giao điểm của AB và HE. Chứng minh rằng:

a) ΔABE = ΔHBE.

b) BE là đường trung trực của đoạn thẳng AH.

c) EK = EC.

d) AE < EC.

Lời giải:

Giải bài 8 trang 92 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

a) Xét ΔABE vuông tại A và ΔHBE vuông tại H có :

      BE chung

      Giải bài 8 trang 92 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

⇒ ΔABE = ΔHBE (cạnh huyền – góc nhọn)

b) ΔABE = Δ HBE

⇒ BA = BH, EA = EH (các cặp cạnh tương ứng)

⇒ E, B cùng thuộc trung trực của AH

nên đường thẳng EB là trung trực của AH.

c) Xét ΔAEK vuông tại A và ΔHEC vuông tại H có:

      AE = EH (chứng minh trên)

      Giải bài 8 trang 92 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

⇒ ΔAEK = ΔHEC (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)

⇒ EK = EC (hai cạnh tương ứng)

d) ΔEHC vuông tại H có EH < EC (cạnh huyền là lớn nhất trong tam giác vuông)

mà EH = AE (câu b) nên AE < EC.

Kiến thức áp dụng

+ Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.

+ Các điểm cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng thì thuộc đường trung trực của đoạn thẳng đó.

Bài 9 (trang 92 SGK Toán 7 tập 2): Chứng minh rằng: Nếu tam giác ABC có đường trung tuyến xuất phát từ A bằng một nửa cạnh BC thì tam giác đó vuông tại A.

Ứng dụng: Một tờ giấy bị rách mép (h.65). Hãy dùng thước và compa dựng đường vuông góc với cạnh AB tại A.

Lời giải:

Giải bài 9 trang 92 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Chứng minh tam giác vuông:

Giải bài 9 trang 92 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Ứng dụng:

– Vẽ đường tròn (A, r) với r = AB/2; vẽ đường tròn (B, r).

– Gọi C là giao điểm của hai cung tròn nằm ở phía trong tờ giấy.

– Trên tia BC lấy D sao cho BC = CD ⇒ AB ⊥ AD.

Thật vậy: ΔABD có AC là trung tuyến ứng với BD (BC = CD) và AC = BC = CD.

⇒ AC = BD ⇒ ΔABD vuông tại A.

Kiến thức áp dụng

+ Tam giác có hai cạnh bằng nhau là tam giác cân. Trong tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau.

+ Trong một tam giác, tổng ba góc bằng 180º.

Bài 10 (trang 92 SGK Toán 7 tập 2): Cho hình 66. Không vẽ giao điểm của a, b, hãy nêu cách vẽ đường thẳng đi qua giao điểm này và điểm M.

Lời giải:

Giải bài 10 trang 92 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Áp dụng kết quả bài tập 69 (chương III – SGK) ta có cách vẽ sau:

– Vẽ đường thẳng d qua M và vuông góc với a.

– Vẽ đường thẳng l qua M và vuông góc với b.

– d cắt a, b lần lượt tại A và B.

– l cắt a, b lần lượt tại C và D.

– Vẽ đường thẳng c qua M vuông góc với BD

⇒ c là đường qua M và qua giao điểm của hai đường a, b

Chứng minh:

Giả sử a cắt b tại điểm O.

Khi đó BA, DC là hai đường cao của ∆OBD.

Mà BA và DC cắt nhau tại M nên M là trực tâm ∆OBD.

Do đó OM cũng là đường cao nên OM ⟘ BD hay đường thẳng qua M vuông góc với BD thì đi qua O.

Bài 11 (trang 92 SGK Toán 7 tập 2): Đố: Cho tam giác ABC. Em hãy tô màu để xác định phần bên trong của tam giác gồm các điểm M sao cho:

MA < MB < MC.

Lời giải:

Giải bài 11 trang 92 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Áp dụng kết quả bài 70 (chương III – SGK) ta có:

MA < MB khi M thuộc nửa mặt phẳng chứa điểm A bờ là đường trung trực của AB (phần gạch chéo)

MB < MC khi M thuộc nửa mặt phẳng chứa điểm B bờ là đường trung trực của BC (phần được chấm chấm).

(Cách chứng minh xem lại bài 70).

Phần giao của hai nửa mặt phẳng trên là phần hình chứa điểm M thỏa mãn MA < MB < MC (phần hình được tô màu xanh).