Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 1 Bài 3 trang 113: Vẽ thêm tam giác A’B’C’ có :

A’B’ = 2 cm ; B’C’ = 4cm ; A’C’ = 3 cm

Hãy đo rồi so sánh các góc tương ứng của tam giác ABC ở mục 1 và tam giác A’B’C’. Có nhận xét gì về hai tam giác trên ?

Để học tốt Toán 7 | Giải toán lớp 7

Lời giải

Hai tam giác trên có :

∠A = ∠A’ ; ∠B = ∠B’ ; ∠C = ∠C’

Nhận xét: Hai tam giác trên bằng nhau

Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 1 Bài 3 trang 113: Tìm số đo của góc B trên hình 67

Để học tốt Toán 7 | Giải toán lớp 7

Lời giải

ΔACD và ΔBCD có :

AC = BC (gt)

CD chung

AD = BD (gt)

⇒ ΔACD = ΔBCD (c.c.c)

⇒ góc A = góc B = 120o (hai góc tương ứng)

Bài 15 (trang 114 SGK Toán 7 Tập 1): Vẽ tam giác MNP biết MN = 2,5cm, NP = 3cm, PM = 5cm.

Lời giải:

Giải bài 15 trang 114 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

– Vẽ đoạn thẳng MN = 2,5cm.

– Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ MN vẽ cung tròn tâm M bán kính 5cm, và cung tròn tâm N bán kính 3cm

– Hai cung tròn cắt nhau tại P. Vẽ các đoạn thẳng MP, NP ta được tam giác MNP.

Bài 16 (trang 114 SGK Toán 7 Tập 1): Vẽ tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh bằng 3cm. Sau đó đo mỗi góc của mỗi tam giác

Lời giải:

Giải bài 16 trang 114 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Vẽ tam giác ABC (tương tự với cách vẽ ở Bài 15):

– Vẽ cạnh AB có độ dài bằng 3 cm.

– Trên một nửa mặt phẳng bờ AB lần lượt vẽ hai cung tròn tại A và B có bán kính 3 cm

– Hai cung tròn này cắt nhau tại C. Nối các điểm A, B, C ta được tam giác ABC cần vẽ.

Đo mỗi góc của tam giác ABC ta được:

Giải bài 16 trang 114 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Bài 17 (trang 114 SGK Toán 7 Tập 1): Trên mỗi hình 68, 69, 70 có các tam giác nào bằng nhau ? Vì sao

Giải bài 17 trang 114 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Lời giải:

– Hình 68

Xét tam giác ABC và tam giác ABD có:

AB = AB (cạnh chung)

AC = AD (gt)

BC = BD (gt)

Vậy ΔABC = ΔABD (c.c.c)

– Hình 69

Xét tam giác MNQ và tam giác QPM có:

MN = QP (gt)

NQ = PM (gt)

MQ cạnh chung

Vậy ΔMNQ = ΔQPM (c.c.c)

– Hình 70

Xét tam giác EHI và tam giác IKE có:

EH = IK (gt)

HI = KE (gt)

EI = IE (cạnh chung)

Vậy ΔEHI = ΔIKE (c.c.c)

Xét tam giác EHK và tam giác IKH có:

EH = IK (gt)

EK = IH (gt)

HK = KH (cạnh chung)

Vậy ΔEHK = ΔIKH (c.c.c)