Bài 25 phần 4: Phong trào Tây Sơn

(trang 127 sgk Lịch Sử 7): – Vì sao quân ta rút khỏi Thăng Long ?

Trả lời:

Trước thế mạnh của giặc, quân ta rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng, vì so sánh lực lượng bên ta yếu hơn bên địch.

(trang 128 sgk Lịch Sử 7): – Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì ?

Trả lời:

– Trước lực lượng kẻ thù ngoại xâm mạnh, muốn chống lại phải dựa vào sức mạnh của cả dân tộc, phải có người chính danh vị kêu gọi cả nước đánh giặc.

– Được quần chúng nhân dân ủng hộ, tháng 12 – 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung. Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế để chứng tỏ nước Nam đã thống nhất, có người đứng đầu.

(trang 129 sgk Lịch Sử 7): – Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu ?

Trả lời:

Quân Thanh dễ dàng chiếm được Thăng Long, nên chúng chủ quan , kiêu ngạo, cho quân lính mặc sức làm điều phi pháp, tàn ác.

→ Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu để tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại.

(trang 129 sgk Lịch Sử 7): – Vua Quang Trung chuẩn bị cho việc đại phá quân Thanh như thế nào ?

Trả lời:

– Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung

– Tuyển quân ở Nghệ An, Thanh Hoá.

– Duyệt binh, làm lễ tuyên thệ.

– Quyết định phản quân vào Tết Kỉ Dậu.

(trang 130 sgk Lịch Sử 7): – Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa như thế nào ?

Trả lời:

– Giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc.

– Mang lại niềm vui chiến thắng, niềm hạnh phúc của nhân dân.

– Lật đổ âm mưu xấu xa của quân giặc, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

– Làm hiện rõ tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh anh dũng của dân tộc.

Bài 1 (trang 131 sgk Lịch sử 7): Em hãy trình bày cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu.

Lời giải:

– Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc. Trên đường đi Quang Trung tuyển thêm quân lính, Quang Trung chia làm 5 đạo tiến vào Thăng Long.

– Đêm 30 Tết quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt toàn bộ địch ở đồn tiền tiêu. Mồng 3 Tết quân ta vây đồn Hà Hồi, quân giặc hạ khí giới đầu hàng. Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi bỏ chạy toán loạn. Cùng lúc đó , đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa.

– Tướng giặc Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử.

– Tôn Sĩ Nghị và vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.

– Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn chiến thắng tiến vào Thăng Long.

Bài 2 (trang 131 sgk Lịch sử 7): Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 – 1789.

Lời giải:

– Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

– Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Bài 3 (trang 131 sgk Lịch sử 7): Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.

Lời giải:

Thời gian Sự kiện
Năm 1771 Anh em Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn
Năm 1773 Chiếm phủ thành Quy Nhơn
Năm 1774 Kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quản Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.
Năm 1777 Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.
Năm 1785 Đánh tan 5 vạn quân Xiêm.
Năm 1786:

– Tháng 6:

– Tháng 7:

– Hạ thành Phú Xuân.

– Lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Năm 1788:

– Giữa năm 1788:

– Cuối năm 1788:

– Quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc trị tội Vũ Văn Nhậm.

– Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế để tiến quân ra Bắc

Năm 1789:

– Đêm mùng 3 Tết:

– Ngày 5 Tết

– Vây đồn Hà Hồi.

– Vua Quang Trung tiến quân vào Thăng Long.