Bài 25 phần 1: Phong trào Tây Sơn

(trang 120 sgk Lịch Sử 7): – Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì nông dân và các tầng lớp khác ?

Trả lời:

– Cuộc sống của nông dân nghèo ngày càng cơ cực, xự oán hận của các tầng lớp bị trị ngày một chồng chất, dẫn đến những cuộc nổi dậy.

– Các tầng lớp thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn.

Bài 1 (trang 122 sgk Lịch sử 7): Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII.

Lời giải:

– Việc mua quan bán tước phổ biến, quan lại cường hào kết thành bè cánh, bóc lột nhân dân, đua nhau ăn chơi xa xỉ.

– Nội bộ chính quyền chia rẽ, Trương Thúc Loan nắm hết quyền hành, khét tiếng tham lam.

– Nhân dân đóng nhiều thứ thuế, cuộc sống ngàycàng cơ cực, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

Bài 2 (trang 122 sgk Lịch sử 7): Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn từ đầu ?

Lời giải:

– Dưới chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong , cuộc sống nhân dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp nhân dân đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng cao.

– Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân , nhất là dân nghèo: “Lấy của người giàu chia cho dân nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.