Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng

(trang 34 sgk Địa Lí 7): – Phân tích hình 10.1 để thấy mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh với tình trạng thiếu lương thực ở châu Phi.

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Trả lời:

– Sản lượng lương thực tăng từ 100% lên 110%.

– Gia tăng dân số tự nhiên tăng từ 100% lên gần 160%.

– Cả hai đều tăng, nhưng lương thực tăng chậm hơn gia tăng tự nhiên dân số.

Dẫn đến bình quân lương thực theo đầu người giảm nhanh, từ 100% xuống 80%

(trang 34 sgk Địa Lí 7): – Đọc bảng số liệụ dưới đây, nhận xét về tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á.

Năm Dân số (triệu người) Diện tích rừng (triệu ha)
1980 360 240,2
1990 442 208,6

Trả lời:

– Dân số: tăng từ 360 lên 442 triệu người.(năm 1990)

– Diện tích rừng: giảm từ 240,2 (năm ) xuông 208,6 triệu ha.

– Nhận xét về tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á: dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm.

(trang 34 sgk Địa Lí 7): – Nêu một vài dẫn chứng để thấy rõ sự khai thác rừng quá mức sẽ có tác động xấu tới môi trường.

Trả lời:

Sự khai thác rừng quá mức đã làm cho: đất bị xói mòn, mực nước ngầm hạ thấp, suy giảm đa dạng sinh học, lũ quét có thể xảy ra ở các vùng núi…

Câu 1: Phân tích sơ đồ dưới đây để thấy hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng.

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Lời giải:

Sự gia tăng dân số quá nhanh đã dẫn đến những hậu quả xấu như: kinh tế chậm phát triển, đời sông chậm cải thiện, tài nguyên cạn kiệt nhanh và môi trường bị ồ nhiễm nhiều.

Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên, môi trường. Sơ đồ hoàn thành:

Lời giải:

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7