Đề kiểm tra Sinh học 7 học kì 2 (Đề 2)

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Trong ngành Động vật có xương sống, lớp nào tiến hóa nhất?

A. lớp Chim.      B. lớp Lưỡng Cư.

C. lớp Bò sát.      D. lớp Thú.

Câu 2. Loài động vật nào dưới đây không phải là cơ thể đơn bào?

A. trùng roi xanh.

B. trùng biến hình.

C. trùng giày.

D. thủy tức.

Câu 3. Khi nói về phổi và hoạt động hô hấp của chim bồ câu, phát biểu nào sau đây sai?

A. phổi gồm một mạng ống khí dày đặc.

B. hệ thống túi khí phân nhánh gồm 9 túi.

C. khi chim đậu, hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực.

D. không khí đi theo hai chiều khác nhau cả khi hít vào và cả khi thở ra.

Câu 4. Hệ thống túi khí của chim bồ câu có vai trò gì? ( Chú ý câu hỏi có thể có nhiều hơn 1 đáp án đúng)

A. giảm khối lượng riêng của chim.

B. giảm ma sát nội quan khi bay.

C. tăng khả năng thông khí.

D. điều hòa thân nhiệt.

Câu 5. Vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?

A. vì vùng nhiệt đới có địa hình bằng phẳng nên thu hút nhiều loài sinh vật đến sinh sống.

B. vì vùng nhiệt đới xuất hiện đầu tiên trong quá trình hình thành lục địa trên Trái Đất nên số lượng loài sinh vật phong phú hơn các khu vực khác.

C. vì môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, nền nhiệt tương đối ổn định nên thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật.

D. các phương án trên đều đúng.

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Trình bày sự sinh sản và quá trình phát triển có biến thái ở ếch.

Câu 2. Thế nào là động vật quý hiếm?

Câu 3. Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: D      Câu 2: D       Câu 3: D      Câu 4: A, B, C, D      Câu 5: C

Câu hỏi tự luận

Câu 1.

– Ếch phân tính sinh sản vào cuối xuân đầu hạ, sau những trận mưa rào đầu hạ, ếch đực và ếch cái “ghép đôi”. Ếch cái cõng ếch đực tìm đến bờ nước. Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh trùng đến đó. Thụ tinh ngoài.

– Trứng sau khi thụ tinh tập trung thành từng đám trong chất nhầy nổi trên mặt nước, trứng phát triển nở thành nòng nọc. Trải qua quá triển biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn để trở thành ếch con.

Câu 2.

Động vật quý hiểm là những động vật có giá trị nhiều mặt: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,… và có số lượng giảm dần.

Câu 3.

Những đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở trên cạn:

– Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn.

– Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn.

– Thằn lằn là động vật biến nhiệt.

– Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong nước tiểu.

– Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.