Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 7 kì 2 (Đề 3)

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Động vật nào trong hình dưới đây là đại diện của bộ Gặm nhấm?

Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

A. Hình 1        B. Hình 2        C. Hình 3        D. Hình 4

Câu 2. Nhóm sinh vật nào dưới đây bao gồm những động vật thuộc bộ Ăn thịt?

A. Mèo, hổ, báo, sói, gấu        B. Mèo, thỏ, dơi, báo, chuột chũi.

C. Hải li, hải cẩu, báo, thỏ, chuột đồng.       D. Hổ, sư tử, thỏ, chuột đồng, chó sói.

Câu 3. Khi nói về vai trò của thú đối với đời sống con người, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

1. Cung cấp nguồn dược liệu quý (mật gấu,…)

2. Cung cấp nguồn thực phẩm (trâu, bò, lợn,….)

3. Cung cấp nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ, làm sức kéo…..

4. Là đối tượng nghiên cứu khoa học.

A. 1       B. 2       C. 3       D. 4

Câu 4. Trong lịch sử phát triển của sinh giới, hệ tuần hoàn đã tiến hóa theo hướng nào sau đây?

A. Chưa phân hóa – tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín – tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở – tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín.

B. Chưa phân hóa – tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín – tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở – tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở.

C. Chưa phân hóa – tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín – tim đã có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở – tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín.

D. Chưa phân hóa – tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở – tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín – tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín.

Câu 5. Vì sao đẻ con lại được xem là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với đẻ trứng?

A. Vì trong hình thức đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.

B. Vì trong hình thức đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể của bố nên an toàn hơn.

C. Vì trong hình thức đẻ con, tỉ lệ tinh trùng gặp trứng thấp.

D. Vì trong hình thức đẻ con, có sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tình trùng của bố.

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Em hãy so sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn và tích vào ô trống sao cho phù hợp nhất.

Các động tác bay Kiểu bay vỗ cánh (chim bồ câu) Kiểu bay lượn (Chim hải âu)
Cánh đập liên tục.    
Cánh đập chậm rãi và không liên tục    
Cánh dang rộng mà không đập    
Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió    
Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh    

Câu 2. Trình bày vai trò của thú đối với đời sống con người.

Câu 3. Nêu những đại diện có ba hình thức di chuyển, 2 hình thức di chuyển hoặc chỉ có một hình thức di chuyển.

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: B        Câu 2: A       Câu 3: D      Câu 4: D      Câu 5: A

Câu hỏi tự luận

Câu 1.

Các động tác bay Kiểu bay vỗ cánh (chim bồ câu) Kiểu bay lượn (Chim hải âu)
Cánh đập liên tục. x  
Cánh đập chậm rãi và không liên tục   x
Cánh dang rộng mà không đập   x
Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió   x
Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh x  

Câu 2.

– Nước ta có số loài thú phong phú.

– Làm vật liệu thí nghiệm: chuột nhắt, chuột lang, khỉ,…

– Là nguồn thực phầm: trâu, bò, lợn,…

– Một số loài có vai trò sức kéo quan trọng cho nông nghiệp và lâm nghiệp: chuồn, cầy, mèo rừng.

– Thú bị săn bắt và buôn bán nên số lượng thú trong tự nhiên bị giảm sút nghiêm trọng. Cần đầy mạnh việc bảo vệ động vật hoang dã, tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường.

Câu 3.

– Những đại diện có 3 hình thức di chuyển:

Vịt trời (đi, nhảy, bay)

Châu chấu ( đi, nhảy, bay)

– Những đại diện có 2 hình thức di chuyển:

Gà lôi (đi chạy, bay), Vượn (leo trèo, đi)

– Những đại diện có 1 hình thức di chuyển:

Hươu (đi chạy), Cá chép (bơi), Giun đất (bò), Dơi (bay), Kanguru (nhảy).