Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc

– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+”.

– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 8 trang 83:

a) Tìm số đối của: 2, (-5), 2 + (-5).

b) So sánh số đối của tổng 2 + (-5) với tổng các số đối của 2 và (-5).

Lời giải

a)

– Số đối của 2 là -2

– Số đối của (-5) là 5

– Số đối của 2 + (-5) = – ( 5 -2) = – 3 là 3

b)

Tổng các số đối của 2 và (-5) là (-2) + 5 = 5 – 2 = 3

Suy ra số đối của tổng 2 + (-5) bằng tổng các số đối của 2 và (-5)

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 8 trang 83: Tính và so sánh kết quả của:

a) 7 + (5 – 13) và 7 + 5 + (-13)

b) 12 – (4 – 6) và 12 – 4 + 6.

Lời giải

Ta có:

a) 7 + ( 5 – 13 ) = 7 + ( -8) = -1

7 + 5 + (-13) = 12 + (-13) = -1

Kết quả của hai phép tính trên bằng nhau

b) 12 – ( 4 – 6 ) = 12 – ( -2) = 14

12 – 4 + 6 = 8 + 6 = 14

Kết quả của hai phép tính trên bằng nhau

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 8 trang 84: Tính nhanh:

a) (768 – 39) – 768;

b) (-1579) – (12 – 1579).

Lời giải

a) ( 768 – 39 ) – 768

= ( 768 – 768 ) – 39

= 0 – 39

= – 39

b) ( -1579 ) – ( 12 – 1579 )

= -1579 + 1579 – 12

= 0 – 12

= – 12

Bài 57: Tính tổng:

a) (-17) + 5 + 8 + 17;             b) 30 + 12 + (-20) + (-12)
c) (-4) + (-440) + (-6) + 440;     d) (-5)  + (-10) + 16 + (-1)

Lời giải

Gợi ý: Đổi chỗ các số hạng trong phép tính.

a) (-17) + 5 + 8 + 17
 = [(-17) + 17] + (5 + 8)
 =        0     +   13
 = 13

b) 30 + 12 + (-20) + (-12)
 = [30 + (-20)] + [(-12) + 12]
 =     10       +       0
 = 10

c) (-4) + (-440) + (-6) + 440
 = [(-4) + (-6)] + [440 + (-440)]
 =     -10     +     0
 = -10

d) (-5) + (-10) + 16 + (-1)
 = [(-5) + (-10) + (-1)] + 16
 =        (-16)        + 16
 = 0

Các bạn có thể bỏ các dấu ngoặc vuông [] đi cũng được vì nó thực sự không quan trọng lắm. Dấu ngoặc vuông [] chỉ giúp các bạn rõ ràng hơn trong các phép tính.

Bài 58: Đơn giản biểu thức:

a) x + 22 + (-14 ) + 52;         b) (-90)  (p + 10) + 100

Lời giải

Đơn giản biểu thức còn có cách gọi khác là rút gọn biểu thức nghĩa là tính toán để đưa biểu thức về dạng tối giản nhất.

Ở phần b, các bạn coi p như là ẩn số x trong phần a.

a) x + 22 + (-14 ) + 52
 = x + 22 + 52 - 14       (b du ngoc có du "+" đằng trước)
 = x + (22 + 52) - 14
 = x + 74 - 14
 = x + 60
 	
b) (-90)  (p + 10) + 100
 = -90  p - 10 + 100     (b du ngoc có du "-" đằng trước)
 = (-90 - 10) - p + 100
 = -100 - p + 100
 = -100 + 100 - p
 =      0     - p
 = -p

Bài 59: Tính nhanh các tổng sau:

a) (2736  75) - 2736;          b) (-2002)  (57 - 2002)

Lời giải

Quy tắc bỏ dấu ngoặc:

– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+”.

– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

Hướng dẫn: Áp dụng qui tắc bỏ dấu ngoặc, sau đó đổi chỗ các số hạng.

a) (2736  75) - 2736
 = 2736 - 75  2736      (b du ngoc có du "+" đằng trước)
 = 2736  2736 - 75
 =      0      - 75
 = -75
 
b) (-2002)  (57 - 2002)
 = -2002 - 57 + 2002     (b du ngoc có du "-" đằng trước)
 = -2002 + 2002 - 57
 =       0      - 57
 = -57

Bài 60: Bỏ dấu ngoặc rồi tính:

a) (27 + 65) + (346 - 27 - 65);     b) (42 – 69 + 17) – (42 + 17)

Lời giải

Quy tắc bỏ dấu ngoặc:

– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+”.

– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

a) (27 + 65) + (346 - 27 - 65)
 = 27 + 65 + 346 – 27 - 65      (bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đằng trước)
 = 27 - 27 + 65 - 65 + 346
 =    0    +    0    + 346
 = 346
 
b) (42 – 69 + 17) – (42 + 17)
 = 42 – 69 + 17 - 42 - 17       (bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đằng trước)
 = 42 – 42 + 17 - 17 – 69
 =    0    +    0    - 69
 = -69