Bài 37: Tảo

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 37 trang 123: Nêu nhận xét về hình dạng và cấu tạo của tảo xoắn?

Lời giải:

– Hình dạng: cơ thể của tảo có dạng mảnh, sợi gồm nhiều tế bào.

– Cấu tạo: Tế bào tảo xoắn có dạng hình chữ nhật gồm nhân tế bào, vách tế bào, thể màu.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 37 trang 123: Quan sát đoạn rong mơ trên mẫu thật hoặc qua hình vẽ. Nhận xét đặc điểm của rong mơ?

Lời giải:

– Rong mơ có dạng hình cây , có màu nâu, sống thành từng đám lớn.

Bài 1 (trang 125 sgk Sinh học 6): Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Giữa chúng có đặc điểm gì khác và giống nhau?

Lời giải:

a) Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ.

– Tảo xoắn: màu lục; hình sợi mảnh; cơ thể đa bào; mỗi tế bào cấu tạo gồm vách tế bào, nhân tế bào và thể màu.

– Rong mơ: màu nâu do có cả chất diệp lục và chất phụ màu nâu; dạng cành cây; cơ thể đa bào.

b) Điếm giống và khác nhau giữa tảo xoẳn và rong mơ

* Những điểm giống nhau:

– Có cấu tạo đa bào

– Có chứa chất diệp lục

– Sinh sản theo hình thức vô tính và hữu tính.

* Những điếm khác nhau:

Tảo xoắn Rong mơ
– Có màu lục

– Có dạng sợi mảnh

– Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp hai tế bào gần nhau thành hợp tử

– Sinh sống ở mương rãnh, ruộng lúa nước,… (nước ngọt)

– Có màu nâu

– Có dạng cành cây

– Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử.

– Sống chủ yếu ở vùng ven biển nhiệt đới (nước mặn)

 

Bài 2 (trang 125 sgk Sinh học 6): Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự ?

Lời giải:

Không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự là vì:

+ Cơ thể rong mơ có màu nâu.

+ Mặc dù rong mơ cũng có dạng giống như một cây xanh (thân, lá, quả) nhưng đó không phải là thân, lá, quả… thật sự. Các bộ phận “thân” là những sợi tảo phân nhánh; mang theo những bản dẹt, dài giống như “lá”; “quả” là những phao nổi, bên trong chứa khí, giúp rong mơ có thế đứng thẳng trong nước.

Bài 3 (trang 125 sgk Sinh học 6): Sau khi tìm hiểu một vài tảo, em có nhận xét gì về tảo nói chung? (phân bố, cấu tạo)

Lời giải:

Nhận xét chung về các loài tảo:

– Phân bố: Tảo sống chủ yếu ở môi trường nước.

– Cấu tạo : cơ thể đơn bào hay đa bào, có cấu tạo đơn giản (chưa có rễ, thân, lá thật), luôn có chất diệp lục trong tế bào.

Bài 4 (trang 125 sgk S#inh học 6): Đánh dấu √ vào ▭ cho ý trả lời đúng trong câu sau:

Tảo là thực vật bậc thấp vì:

▭ Cơ thể có cấu tạo đơn bào

▭ Sống ở nước

▭ Chưa có thân, rễ, lá thật sự

Lời giải:

Tảo là thực vật bậc thấp vì:

▭ Cơ thể có cấu tạo đơn bào

▭ Sống ở nước

√ Chưa có thân, rễ, lá thật sự

Bài 5 (trang 125 sgk Sinh học 6): Quan sát bằng mắt thường một cốc nước máy hoặc nước mưa và một cốc nước ao hoặc nước hồ lấy ở trên mặt, chỗ có nhiều váng càng tốt, em thấy có gì khác nhau về màu nước. Giải thích ?

Lời giải:

Nước máy hoặc nước mưa không màu, trong suốt. Nước ao hoặc nước hồ có màu xanh nhạt (như màu đọt chuối non), xanh đậm hoặc vàng nâu,…

Giải thích:

+ Nước máy đã qua xử lí, nước mưa là các giọt hơi nước ngưng tụ trong không khí và rơi xuống nên sẽ không có sự xuất hiện của các loại tảo.

+ Nước ao, hồ có màu và có váng do 1 số loại tảo phát triển. Màu nước phụ thuộc từng loại tảo: nếu nước có tảo lục, tảo xoắn, thì sẽ có màu lục nhạt; nếu nước có màu xanh đậm thì trong nước có tảo lam; nếu nước có màu vàng nâu thì trong nước có tảo silic;…