Bài 36: Tổng kết về cây có hoa

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 36 trang 116: Chọn các mục tương ứng giữa chức năng và cấu tạo của mỗi cơ quan rồi ghi vào sơ đồ H.36.1

Lời giải:

1-c, 2-e, 3-d, 4-b, 5-g, 6-a

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 36 trang 117:

– Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan?

– Qua các thông tin trên, cho biết giũa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ như thế nào?

Lời giải:

* Nhận xét: Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng tạo nên một thống nhất.

– Rễ có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây.

– Thân : vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển các chất ngược lại các chất hữu cơ mà lá tổng hợp được đến các bộ phận khác của cây.

– Lá: Thu nhận ánh sáng, tổng hợp chất hữu cơ, trao đổi khí với bên ngoài và thoát hơi nước.

– Hoa: Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.

– Quả: Bảo vệ hạt và giúp phần phát tán hạt.

– Hạt: Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.

* Giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động đến một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.

Bài 1 (trang 117 sgk Sinh học 6): Cây có hoa có những loại cơ quan nào ? Chúng có chức năng gì ?

Lời giải:

Cơ quan Chức năng
Rễ – Giữ cây bám vào đất.

– Hấp thu nước và muối khoáng cho cây.

Thân – Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá đến các bộ phận của cây.

– Nâng lá lên cao để thuận tiện quang hợp và nâng hoa lên cao để thuận tiện thụ phấn.

Quang hợp để tổng hợp chất dinh dưỡng cho cây.
Hoa . Vai trò sinh sản: thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
Quả Chứa đựng và bảo vệ hạt.
Hạt Chứa phôi, thực hiện nảy mầm và duy trì thế hệ sau.

 

 

Bài 2 (trang 117 sgk Sinh học 6): Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất? Cho ví dụ.

Lời giải:

+ Các bộ phận trong cùng một cơ quan có tác động qua lại lẫn nhau để giúp cơ qan đó thực hiện được chứa năng riêng.

Ví dụ: Lá cây có nhiệm vụ chính là quang hợp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần sự phối hợp của các loại tế bào ở lá. Các tế bào biểu bì bảo vệ lá tránh bị tổn thương bởi ánh sáng quá mạnh. Các tế bào mô giậu hấp thụ năng lượng ánh sáng để diệp lục có thể sử dụng năng lượng đó làm nên chất hữu cơ. Tế bào mô xốp dự trữ chất dinh dưỡng. Gân lá cung cấp nước, khoáng và vận chuyển chất dinh dưỡng vào hệ thống mạch rây ở thân. Các tế bào khí khổng giúp thoát hơi nước để làm mát lá và hấp thụ khí CO2.

+ Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng giúp cây phát triển ổn định.

Ví dụ: Cây muốn sống và sinh trưởng tốt thì lá cây phải quang hợp. Nhưng lá sẽ không thể quang hợp nếu: rễ cây không hấp thu được nước và muối khoáng, hoặc mạch rây không vận chuyển nước và muối khoáng tới lá, hoặc thân không vươn cao để giúp lá lấy được nhiều ánh sáng mặt trời,…Như vậy, tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây

Bài 3 (trang 117 sgk Sinh học 6): Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp ?

Lời giải:

Rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp vì:

+ Đất khô cằn, ít được tưới bón sẽ ít nước và chất dinh dưỡng, rễ không thể lấy được nước và muối khoáng cho cây.

+ Cây không có nước và khoáng sẽ không thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng để phát triển do đó cây sẽ còi cọc, chậm lớn, cho năng suất thấp.

+ Lá cây không có các chất khoáng cần thiết sẽ không thể tổng hợp được diệp lục nên lá thường không xanh tốt, làm giảm hiệu suất quang hợp, không tạo được đủ chất dinh dưỡng cần thiết.