Bài 29: Các loại hoa

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 29 trang 96: Quan sát từng hoa trong H.29.1 hoặc hoa đã mang đến lớp, tìm xem mỗi hoa có bộ phận sinh sản chủ yếu nào rồi đánh dấu x vào mục: các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa trong bảng dưới đây:

– Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa hãy chia các hoa đó thành hai nhóm và kể tên các hoa trong mỗi nhóm.

– Hãy chọn những từ thích hợp trong các từ hoa đơn tính, hoa đực, hoa lưỡng tính, hoa cái điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây.

– Từ tên gọi cuả các nhóm hoa đó hãy hoàn thiện nốt cột cuối cùng của bảng trên.

Lời giải:

Hoa số mấy Tên cây Các bộ phận chủ yếu của hoa Thuộc nhóm hoa nào?
Nhị Nhụy
1 Hoa dưa chuột x Hoa cái
2 Hoa dưa chuột x Hoa đực
3 Hoa cải x x Hoa lưỡng tính
4 Hoa bưởi x x Hoa lưỡng tính
5 Hoa liễu x Hoa đực
6 Hoa liễu x Hoa cái
7 Hoa cây khoai tây x x Hoa lưỡng tính
8 Hoa táo tây x x Hoa lưỡng tính

– Nhóm hoa đầy đủ cả nhị và nhụy: Hoa cải, hoa bưởi, hoa cây khoai tây, hoa táo tây.

– Nhóm hoa chỉ có nhị hoặc nhụy: Hoa dưa chuột, hoa liễu.

– Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa có thể chia hoa thành 2 nhóm chính:

1. Những hoa có đủ nhị và nhụy gọi là hoa lưỡng tính

2. Những hoa thiếu nhị hoặc nhụy gọi là hoa đơn tính

+ Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là hoa đực

+ Hoa đơn tính chi có nhụy gọi là hoa cái

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 29 trang 98: Lấy thêm các ví dụ khác về hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.

Lời giải:

– VD hoa mọc đơn độc : hoa sen, hoa súng, hoa thược dược.

– VD hoa mọc thành cụm: hoa bằng lăng, hoa phượng.

Bài 1 (trang 98 sgk Sinh học 6): Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính ? Hãy kể tên ba loại hoa lưỡng tính và ba loại hoa đơn tính mà em biết.

Lời giải:

Căn cứ vào việc có sự xuất hiện của nhị và nhụy trên cùng một hoa hay không để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính. Nếu trên một hoa có cả nhị và nhụy thì hoa đó là hoa lưỡng tính, nếu trên một hoa chỉ có nhị hoặc chỉ có nhụy thì đó là hoa đơn tính.

Ví dụ:

– Ba loại hoa lưỡng tính là: hoa bưởi, hoa cam, hoa lúa, hoa đậu, hoa ớt,hoa đậu rồng, hoa chuối, hoa chanh, hoa ổi, hoa quất,…

– Ba loại hoa đơn tính là: hoa mướp, hoa bí, hoa dưa chuột, hoa bầu, hoa đu đủ, hoa ngô, hoa su su, hoa dưa hấu,…

Bài 2 (trang 98 sgk Sinh học 6): Có mấy cách xếp hoa trên cây ? Cho ví dụ.

Lời giải:

Có 2 cách xếp hoa trên cây là hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.

Ví dụ:

– Hoa mọc đơn độc : hoa sen, hoa súng, hoa hồng, hoa rau muống, hoa ớt, hoa cúc, hoa cát tường,…

– Hoa mọc thành cụm: hoa cải, hoa cúc, hoa ngâu, hoa thạch thảo, hoa trinh nữ, hoa bi, hoa sao, hoa đỗ quyên, hoa lan, hoa sữa…

Bài 3 (trang 98 sgk Sinh học 6): Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa ?

Lời giải:

Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng thu hút sâu bọ và có lợi cho sự thụ phấn của hoa. Hoa nhỏ tập trung lại sẽ làm tăng kích thước cụm hoa, giúp sâu bọ từ xa đã có thể phát hiện ra chúng. Ngoài ra, việc tập trung nhiều hoa nhỏ thành cụm giúp sâu bọ lấy được nhiều thức ăn tại cùng một địa điểm, tiết kiệm sức lực khi đi kiếm ăn. Nhiều hoa tập trung lại giúp nâng cao số hoa được thụ phấn, quả nhiều hơn, khả năng duy trì thế hệ cao hơn.