Soạn bài: Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Câu 1 (trang sgk Tiếng Việt 5): Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô.

Trả lời:

Năm đó tôi rời khỏi làng quê ra thành hố Hội An để tiếp tục việc học.

Ở lứa tuổi mười bốn, trình độ văn hóa lớp chín, nhờ sự giới thiệu của một người bạn học, tôi được vào “dạy kèm” cho một gia đình giàu có. Hằng ngày ngoài việc dạy kèm cho bốn cô cậu ấm học từ lớp một cho đến lớp bảy, tôi còn phải vác gạo, khiêng muối, ghi hóa đơn, tính sổ.

Những lúc quá nhớ nhà, quá tủi thân, tôi lại tìm đến căn phòng trọ của thầy tôi. Ở đấy, tôi có thể ngồi hằng giờ bên thầy, có thể tìm đọc những sách báo tôi rất mê mà không có tiền để mua. Chỉ những lúc đó, tôi mới tìm lại được một chút không khí gia đình, một chút tình thương, một chút an ủi mà tôi sớm bị đánh mất.

Tôi còn nhớ có một buổi chiều trời se lạnh, sau khi đã mệt mỏi với những tảng sách vô tư, thầy trò tôi bèn rủ nhau đi dạo phố. Không khí tưng bừng của phố xá những ngày cuối năm chuẩn bị đón Noel làm cho thầy trò tôi cảm thấy cô đơn thêm, vì thế, thầy bèn dẫn tôi vào Khổng miếu đẻ chơi.

Sau khi ngồi dưới chân tượng Khổng Tử, hai thầy trò tôi đều yên lặng theo đuổi những ý nghĩ riêng tư. Bỗng thầy tôi đưa tay vào túi áo rút tờ giấy bạc hai trăm đồng còn mới nguyên, chưa có nếp gáp, nhẹ nhàng bỏ vào túi áo của tôi. Tôi ngước lên nhìn thấy định từ chối vì biết thầy cũng rất nghèo. Tôi thấy thầy đưa tay chặn nắp túi áo tôi như thầm bào: “Hãy đừng nói gì cả”. Trên môi thầy nở nụ cười hiền lành với một chiếc răng khểnh rất dễ thương. Còn tôi không sao ngăn được hai giọt nước mắt cứ lăn dài xuống má.

Cuộc đời trớ trêu dẫn tôi vào trường sư phạm để rồi trở thành một thầy giáo. Mỗi lần trời trở rét, mỗi lần lĩnh lương có những tờ giấy bạc mới tôi lại nhớ đến thầy, nhớ nụ cười thật hiền với chiếc răng khểnh dễ thương của thầy tôi vào một buổi chiều xa lắc xa lơ trong quá khứ mù sương của tôi!

Theo Lê Thế