Soạn bài: Tập đọc: Người công dân số Một (tiếp theo)

Nội dung chính

Cuộc đối thoại tiếp tục, anh Thành muốn đi học hỏi nước Pháp để hiểu và đánh bại lại họ, dù khó khăn đến mấy cũng chấp nhận. Anh Mai xuất hiện, thông báo đã xin được cho anh Thành việc phụ bếp trên tàu của Pháp. Anh Thành theo anh Mai đi. Đây chính là câu chuyện về Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.

Câu 1 (trang 11 sgk Tiếng Việt 5):

Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?

Trả lời:

Năm lời thoại giữa anh Thành và anh Lê mở đầu đoạn kịch cho thấy cả anh Lê và anh Thành đều yêu nước. Anh Lê thấy rất nhiều khó khăn khi tìm đường cứu nước (súng của ta kém địch xa, đi sang nước Pháp rất khó vì ở xa, không có phương tiện, tiền nong đi lại…). Ngược lại anh Thành đầy quyết tâm và luôn sáng tạo (muốn sang Pháp để học cái trí khôn, cách làm ăn của họ về cứu dân mình, dùng hai bàn tay lao động kiếm tiền để sang Pháp…).

Câu 2 (trang 11 sgk Tiếng Việt 5):

Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?

Trả lời:

Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện:

– Qua lời nói: “Tôi muốn sang nước họ, xem cách làm ăn của họ, học cái trí khôn của họ để về cứu dân mình… Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi làm đầy tớ cho người ta… Đi ngay có được không, anh?”

– Qua cử chỉ: Xòe hai bàn tay ra để trả lời câu hỏi của anh Lê: Tiền đây chứ đâu?

– Qua hành động: Cho sách vào túi quần áo, khoác lên vai và đi ngay cùng anh Mai để nhận việc.

Câu 3 (trang 11 sgk Tiếng Việt 5):

“Người công dân số Một” trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?

Trả lời:

Người công dân số Một trong đoạn kịch là Bác Hồ. Bác là người mong muốn xóa kiếp nô lệ, thành người nông dân đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

Câu 4 (trang 11 sgk Tiếng Việt 5):

Đọc phân vai theo các nhân vật trong đoạn kịch.

Trả lời:

Học sinh tự phân vai và đọc.