Tiết 2: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh

(trang 25 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào hình 5.3, cho biết: Mĩ Latinh có những cảnh quan và tài nguyên khoáng sản gì?

Để học tốt Địa Lý 11 | Giải bài tập Địa Lý 11

Trả lời:

– Các cảnh quan tự nhiên: rừng, xích đạo và nhiệt đới ẩm, xa van và xa van- rừng, thảo nguyên và thảo nguyên – rừng, hoang mạc và bán họang mạc, vùng núi cao; trong đó, cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm (A-ma-dôn), đồng cỏ chiếm phần lớn diện tích.

– Có nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên, kim loại màu.

(trang 25 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào bảng 5.3, nhận xét tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư ở một số nước châu Mĩ Latinh.

Để học tốt Địa Lý 11 | Giải bài tập Địa Lý 11

Trả lời:

Chi-lê: 10% số người nghèo nhất chiếm 906 triệu USD; 10% số người giàu nhất chiếm 35485 triệu USD, chênh nhau tới gần 40 lần.

– Ha-mai-ca: 10% số người nghèo nhất chiếm 218,7triệu USD; 10% số người giàu nhất chiêm 2454,3 triệU’USD, chênh nhau tới trên 11 lần.

– Mê-hi-cô: 10% số người nghèo nhất chiếm 5813 triệu USD; 10% số người giàu nhất chiếm 250540,3 triệu USD, chênh nhau tới 43 lần.

– Pa-na-ma: 10% số người nghèo nhất chiếm 81,2 triệu USD; 10% số người giàu nhất chiếm 5022,8 triệu USD, chênh nhau tới 61,8 lần.

Nhìn chung, sự chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo là rất lớn.

(trang 26 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào hình 5.4, hãy nhận xét tốc độ tăng GDP của Mĩ Latinh trong giai đoạn 1985 – 2004.

Để học tốt Địa Lý 11 | Giải bài tập Địa Lý 11

Trả lời:

Tốc độ tăng rất chậm vào các năm 1990, 1995, 2002; trong khi đó tốc độ tăng nhanh vào các năm 2000 và đặc biệt năm 2004. Như vậy, tốc độ phát triển kinh tế không đều, sự phát triển kinh tế thiếu ổn định.

(trang 26 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào bảng 5.4, cho biết đến năm 2004, những quốc gia nào ở Mĩ Latinh có tỉ lệ nợ nước ngoài cao (so với GDP)?

Trả lời:

– Tính toán cho thấy:

+ Ác-hen-ti-na: tổng số nợ bằng 128% GDP.

+ Bra-xin: tổng số nợ bằng 46,5% GDP.

+ Chi-lê: tổng số nợ gần bằng 60% GDP.

+ Ê-cu-a-đo: tổng số nợ bằng 62% GDP.

+ Ha-mai-ca: tổng số nợ bằng 69% GDP.

+ Mê-hi-cô: tổng số nợ bằng 22,3% GDP.

+ Pa-na-ma: tổng số nợ bằng 68% GDP.

+ Pa-ra-goay: tổng số nợ bằng 53% GDP.

+ Pê-ru: tổng sổ hợ bấng 49% GDP.

+ Vê-nê-xu-.ê-la: tổng số nợ bằng 40,8% GDP.

– Nhận xét chung: phần lớn các nước có tổng số nợ khá cao.

Trong 10 nước trên, 4 nước có tổng số nợ trên 60% tổng GDP của nước đó vào thời điểm năm 2003; 4 nước có tổng số nợ xấp xỉ 50% tổng GDP và 1 nước có tổng số nợ trong khoảng 20% GDP. Riêng Ác-hen-ti-na có tổng số nợ vượt cả GDP.

Bài 1: Vì sao các nước Mĩ Latinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế, nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao?

Lời giải:

Do hậu quả bóc lột nặng nề của chủ nghĩa tư bản Hoa Kì, Anh, Tây Ban Nhà, Bồ Đào Nha.

– Do các nhà lãnh đạo của các nước Mĩ Latinh không kịp thời đề ra đường lối phát triển kinh tế độc lập mang tính cải cách, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế đất nước.

– Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác như: người dân hài lòng với những thuận lợi do thiên nhiên ban tặng, không cần lao động vất vả; do truyền thống văn hoá với chủ nghĩa chuyên chế, do các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo không tạo điều kiện cho xây dựng chế độ độc lập cả về chính trị và phát triển kinh tế, nên rơi vào vòng lệ thuộc tư bản nước ngoài,…

Bài 2: Dựa vào hình 5.4, lập bảng và nhận xét tốc độ tăng GDP của Mĩ Latinh trong giai đoạn 1985 – 2004.

Năm 1985 1990 1995 2000 2002 2004
Tốc độ tăng GDP(%) 2,3 0,5 0,4 2,9 0,5 6,0

Lời giải:

Nhận xét: Tốc độ tăng không đều, sự phát triển kinh tế thiếu ổn định.

Bài 3: Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế các nước Mĩ La tinh phát triển không ổn định?

Lời giải:

– Tình hình chính trị không ổn định.

– Sau khi giành được độc lập: cơ cấu xã hội phong kiến được duy trì trong thời gian dài; các thế lực Thiên chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội; chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế – xã hội độc lập, tự chủ, nền kinh tế còn phụ thuộc vào tư bản nước ngoài.

– Quá trình cải cách kinh tế hiện nay ở nhiều nước đang vấp phải sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở các quốc gia Mĩ La tinh này.