Để xem lời giải chi tiết SGK lớp 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 vui lòng truy cập website : edusmart.vn

Bài 1 (trang 35 SGK Hình học 11): Trong các phép biến hình sau, phép nào không phải phép dời hình?

(A) Phép chiếu vuông góc lên một đường thẳng

(B) Phép đồng nhất

(C) Phép vị tự tỉ số -1

(D) Phép đối xứng trục.

Lời giải:

Chọn A. (xem lại Bài 2 trang 33)

Bài 2 (trang 35 SGK Hình học 11): Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

(A). Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

(B). Phép đối xứng trục biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

(C). Phép đối xứng tâm biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

(D). Phép vị tự biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

Lời giải:

Chọn B.Theo định nghĩa

Bài 3 (trang 35 SGK Hình học 11): Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 2x-y + 1=0. Để phép tịnh tiến theo vectơ v biến d thành chính nó thì vectơ v phải là vectơ nào trong các vectơ sau?

Giải bài tập Đại số 11 | Để học tốt Toán 11

Lời giải:

Chọn C. đường thẳng d có vectơ chỉ phương là (1;2)

Bài 4 (trang 36 SGK Hình học 11): Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho vectơ v =(2;-1) và điểm M( -3;2). Ảnh của điểm M qua phép tịnh tiến theo vectơ v là điểm có tọa độ nào trong các tọa độ sau?

(A) (5;3);

(B) (1;1);

(C) (-1;1);

(D) (1;-1).

Lời giải:

Biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến vectơ v(2;-1) là

Giải bài tập Đại số 11 | Để học tốt Toán 11

Bài 5 (trang 36 SGK Hình học 11): Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng d có phương trình : 3x-2y+1=0. Ảnh của đường thẳng d qua phép đối xứng trục Ox có phương trình là:

(A) 3x+2y+1=0

(B) -3x+2y+1=0

(C) 3x+2y-1=0

(D) 3x-2y+1=0

Lời giải:

Chọn A vì qua phép đối xứng trục Ox biến điểm có tọa độ (x;y) thành điểm mới có tọa độ(x;-y).

Bài 6 (trang 36 SGK Hình học 11): Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng d có phương trình : 3x-2y-1=0. Ảnh của đường thẳng d qua phép đối tâm O có phương trình là:

(A) 3x+2y+1=0

(B) -3x+2y-1=0

(C) 3x+2y-1=0

(D) 3x-2y-1=0

Lời giải:

Chọn B. Vì qua phép đối xứng trục Ox biến điểm có tọa độ (x;y) thành điểm mới có tọa độ(-x;-y).

Bài 7 (trang 36 SGK Hình học 11): Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

(A) Có một phép tịnh tiến biến mọi điểm thành chính nó;

(B) Có một phép đối xứng trục biến mọi điểm thành chính nó;

(C) Có một phép quay biến mọi điểm thành chính nó;

(D) Có một phép vị tự biến mọi điểm thành chính nó

Lời giải:

Chọn B . (Theo Định nghĩa SGK)

Bài 8 (trang 36 SGK Hình học 11): Hình vuông có mấy trục đối xứng?

(A) 1;

(B) 2;

(C) 4;

(D) vô số;

Lời giải:

Chọn C. hai đường chéo, trung trực của 2 cạnh liền kề nhau.

Bài 9 (trang 39 SGK Hình học 11): Trong các hình sau, hình nào có vô số tâm đối xứng?

(A) Hai đường thẳng cắt nhau;

(B) Đường elip;

(C) Hai đường thẳng song song

(D) Hình lục giác đều.

Lời giải:

Chọn C. Tâm đối xứng của hai đường thẳng song song nằm trên đường thẳng cách đều hai đường thẳng song song.

Bài 10 (trang 36 SGK Hình học 11): Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

(A) Hai đường thẳng bất kì luôn đồng dạng;

(B) Hai đường tròn bất kì luôn đồng dạng;

(C) Hai hình vuông bất kì luôn đồng dạng;

(D) Hai hình chữ nhật bất kì luôn đồng dạng.

Lời giải:

Chọn D. Ví dụ hình chữ nhật có 2 cạnh là 3,4 không đồng dạng với hình chữ nhật có cạnh 2,3.