Bài 19: Giảm phân

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 19 trang 78: Quan sát hình 19.1 và giải thích tại sao giảm phân lại tạo ra được các tế bào con với số lượng NST giảm đi một nửa?

Lời giải:

Giảm phân tạo ra được các tế bào con với số lượng NST giảm đi một nửa vì:

– NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kỳ trung gian trước lần phân bào thứ nhất.

– Giảm phân gồm 2 lần phân bào và bản chất giảm nhiễm (số lượng NST giảm đi một nửa) là giảm phân I.

+ Tại kì giữa của giảm phân I, các cặp NST kép tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và tập trung thành 2 hàng. Dây tơ phân bào từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.

+ Tại kì sau của giảm phân I, mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ phân bào về mỗi cực của tế bào.

+ Tại kì cuối I, sau khi đi về cực của tế bào, các NST kép dãn xoắn và màng nhân, nhân con xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến. Sau đó là quá trình phân chia tế bào chất tạo nên 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa (nkép).

+ Ở giảm phân II, có bản chất là nguyên nhiễm, diễn ra quá trình phân li các NST kép tại tâm động tại 2 NST đơn ở kì sau. Do đó kết thúc giảm phân II, từ 1 tế bào (nkép) tạo thành 2 tế bào (nđơn).

→ Như vậy sau quá trình giảm phân, từ một tế bào (2n) tạo thành 4 tế bào con (n).

Bài 1 (trang 80 sgk Sinh học 10): Mô tả tóm tắt diễn biến các kì của giảm phân I.

Lời giải:

Tóm tắt diễn biến các kì của giảm phân I:

+ Kì đầu I:

– Các NST kép tương đồng bắt cặp với nhau.

– Một số cặp NST kép tương đồng xuất hiện sự tiếp hợp giữa 2 nhiễm sắc tử không chị em (trao đổi chéo giữa các đoạn crômatit).

– Các NST kép dần co xoắn lại, đạt co xoắn cực đại.

– Màng nhân, nhân con biến mất.

– Trung tử di chuyển về 2 cực của tế bào, bắt đầu hình thành thoi tơ vô sắc.

+ Kì giữa I:

– Hình thành thoi tơ vô sắc.

– Các cặp NST kép tương đồng di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào, gắn thành 2 hàng trên thoi tơ vô sắc tại tâm động.

+ Kì sau I:

– Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi tơ vô sắc về một cực của tế bào.

+ Kì cuối I:

– Các NST kép dần dần dãn xoắn.

– Màng nhân và nhân con dần dần xuất hiện.

– Thoi vô sắc tiêu biến.

– Phân chia chất tế bào.

– Tạo thành hai tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa.

Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào bước vào giảm phân II mà không nhân đôi NST.

Bài 2 (trang 80 sgk Sinh học 10): Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?

Lời giải:

Ý nghĩa hiện tượng bắt đôi của các NST tương đồng:

+ Khi các NST tương đồng bắt cặp trong giảm phân sẽ giúp chúng tiếp hợp với nhau, trao đổi chéo các đoạn crômatit, làm tăng biến dị tổ hợp.

+ Khi NST bắt cặp tương đồng trong giảm phân thì sau quá trình phân li, số lượng NST sẽ giảm đi một nửa, đảm bảo quá trình giảm phân diễn ra bình thường.

Bài 3 (trang 80 sgk Sinh học 10): Nêu sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân.

Lời giải:

Nguyên phân Giảm phân
Nơi diễn ra Tất cả cá loại tế bào Tế bào sinh dục chín
Số lần phân bào 1 lần 2 lần
Tiếp hợp, hoán vị gen Không
Số lần phân bào 1 lần 2 lần
Sắp xếp NST trên mặt phẳng xích đạo của thoi tơ vô sắc 1 hàng dọc GP I: 2 hàng dọc

GP II: 1 hàng dọc

Kết quả Tạo được 2 tế bào con giống hệt nhau, có số lượng NST bằng tế bào mẹ (2n). Qua hai lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.

 

Bài 4 (trang 80 sgk Sinh học 10): Nếu ý nghĩa của quá trình giảm phân .

Lời giải:

Ý nghĩa của quá trình giảm phân:

– Tạo được các giao tử

– Tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh.

– Tạo sự đa dạng di truyền cho thế hệ sau ở các loài sinh sản hữu tính, tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.

– Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh giúp duy trì sự ổn định bộ NST loài.

Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài.